Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử

(LĐTĐ) Cô gái 19 tuổi vừa trải qua quãng thời gian hơn 1 tháng chiến đấu với Covid-19. Em bảo, mình thật may mắn vì khỏi bệnh, còn rất nhiều người, thời điểm lên xe đi cách ly, cũng là thời điểm họ “cách ly” mãi mãi với gia đình, cộng đồng.
"Nở rộ" ứng dụng khai báo phòng chống Covid-19 Chuẩn bị sẵn sàng phương án 30.000 ca nhiễm Hà Nội: Người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết

Bất ngờ thành F1

Từ 47kg, sau 34 ngày cách ly, điều trị Covid-19, Đinh Ngọc Điệp (19 tuổi, trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) sút 5kg, còn 42kg. Cô gái trẻ kể lại hành trình hơn 1 tháng cách ly và điều trị Covid-19 với mong muốn mọi người phòng, chống dịch thật nghiêm túc.

“Em rất mong mọi người đọc và hiểu rõ căn bệnh. Em 19 tuổi – lứa tuổi trẻ, khỏe nhất mà vật vã, cố từng ngày mới vượt qua được, thì những người già, mắc bệnh nền mà nhiễm bệnh thì khủng khiếp như thế nào”, Điệp nói.

Điệp làm tại một quán trà sữa trên phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Không may cho em, ngày 18/7, một bệnh nhân F0 trong chùm bệnh nhân ở nhà thuốc 95 Láng Hạ đến mua trà sữa. Sáng ngày 22/7, Điệp đi test nhanh ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Kết quả âm tính, nhưng được xác định là F1, em được bệnh viện giữ lại và chiều cùng ngày, đưa đi cách ly tại Ký túc xá của Trường Đại học Lâm nghiệp (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Đinh Ngọc Điệp chuẩn bị đi cách ly. (Ảnh: NVCC)

Phòng Điệp ở có 4 giường, em ở cùng 3 người khác, mọi người đều có ý thức giữ khoảng cách xa nhau 2m và ít trò chuyện. Chưa bao giờ xa nhà đến 1 tuần, nên cô gái trẻ khá hoang mang, buồn chán. Nhưng rồi, xác định phải cách ly ít nhất 14 ngày, nên hàng ngày Điệp tập thể dục, trò chuyện với bố mẹ, người thân để trấn an lại tinh thần.

Mấy lần test đều âm tính, Điệp khấp khởi mừng, mong hết 14 ngày để được về nhà, nhưng đến ngày 2/8 (ngày thứ 12), em thấy trong người bắt đầu khác thường, nóng và đau người. Chờ hết ngày không thấy bác sĩ thông báo gì, Điệp nghĩ mình không sao, nhưng đến chiều thì bố em gọi điện: “Con ơi, con bị dương tính rồi”. Sau cuộc gọi của bố, bác sĩ cũng thông báo em thu dọn đồ đạc, chuẩn bị chuyển viện để điều trị.

Tối cùng ngày, xe cứu thương chở Điệp đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Đông Anh. “Đến trước cổng bệnh viện, em rất lo sợ, đặt chân xuống mà em không thể đứng vững vì quá run. Em được điều trị tại tầng 4 khoa Viêm gan, cùng với 5 bệnh nhân khác. Khu điều trị có khoảng 10 phòng bệnh với 50-60 bệnh nhân. Sau khi nhận phòng xong, bác sĩ test, đo huyết áp, đo SpO2 (độ bão hòa ô xy trong máu ngoại vi) và lấy máu để xét nghiệm.

Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Khu cách ly tại Ký túc xá Trường Đại học Lâm nghiệp. (Ảnh: NVCC)
Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Cơm trong khu cách ly và bệnh viện khá ngon, nhưng Điệp không ăn được vì quá đau họng. (Ảnh: NVCC)

Ngày 3/8, em sốt cao hơn, rồi ho, rát họng, ngạt mũi và khó thở, em đã bị vi rút xâm nhập vào phổi. Ngồi thôi cũng không thể nào hít thở sâu được, đêm ngủ nằm xuống càng khó thở, cảm giác có một vật gì đó đè nặng phổi của mình. Các ngày tiếp theo ho nhiều hơn, cổ họng rất rát, khạc ra còn có vài vết máu”, Điệp kể.

Tuần đầu điều trị, Điệp phải lấy máu 3 lần. Sáng ngày 7/8, do chưa ăn sáng, sau khi lấy máu, em bị ngất luôn. Bác sĩ phải cấp cứu, truyền nước, cho thở ô xy 1 buổi chiều rồi em tự thở được lại.

“Mỗi ngày 3 lần, đồ ăn được phát. Cơm trong bệnh viện nhìn khá ngon, món ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Bệnh viện cũng có cả cháo nữa, nhưng suốt 2 tuần, dù đã cố gắng nhai thật nhuyễn nhưng em bỏ bữa rất nhiều, không thể nuốt nổi vì họng rất đau, và mất cả vị giác lẫn khứu giác”, Điệp cho biết.

Lạc quan và lạc quan

Tuần điều trị đầu tiên, ngày nào Điệp cũng khóc vì đau người, vì khó thở, vì sợ không biết mình có sống được không. Sốt li bì, ăn uống không được nên cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi và suy sụp, muốn nằm ngủ cũng không nằm được mà ngồi thì không thể ngồi được lâu, đi lại càng hạn chế.

Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Nhân viên y tế làm việc trong khu cách ly. (Ảnh: NVCC)

Các phòng bệnh đều không được phép bật điều hoà, chỉ được bật quạt nên không thể nào đủ mát cho tất cả mọi người. Tất cả bệnh nhân chỉ được phép cởi khẩu trang lúc vệ sinh cá nhân và ăn cơm, còn lại đêm ngủ cũng phải đeo nên sáng nào dậy mặt mũi, gối và quần áo đều ướt sũng mồ hôi.

Không chỉ riêng Điệp, 5 bệnh nhân cùng phòng ai cũng suy sụp, người xanh xao, tím tái, có người phải thở ô xy. Rồi một bác lớn tuổi cùng phòng diễn biến nặng hơn, đo SpO2 toàn dưới 94, phải di chuyển sang khu điều trị khác…

Tuy nhiên, ai cũng xác định phải hết sức cố gắng, cố gắng từng chút một, vì không như những bệnh khác có người thân chăm sóc, bệnh nhân Covid-19 chỉ có một mình, nếu nặng thì mới được y, bác sĩ hỗ trợ. Nhưng thật sự, các bác sĩ cũng quá tải, khu Điệp điều trị khoảng 50-60 bệnh nhân nhưng chỉ có 2 y tá, luôn tất bật với việc phát thuốc, thăm khám.

Hết tuần thứ nhất, Điệp phải chuyển phòng vì có thêm nhiều ca bệnh mới. Đi qua các phòng khác, Điệp mới biết phòng nào cũng rất đông, thậm chí có phòng 6 giường, nhưng phải nằm 7 người vì hết chỗ.

Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Sau 34 ngày cách ly, điều trị, cô gái trẻ được xuất viện. (Ảnh: NVCC)

“Ở trong bệnh viện, việc giữ tinh thần ổn định, lạc quan, luôn nhắc bản thân không được suy sụp, không bỏ cuộc. Bố mẹ, bạn bè liên tục gọi điện động viên, nên em cũng bình tâm dần. Em tập bài hít thở 10-15 phút, gắng các bài thể dục khác khoảng 1 tiếng/ngày. Rất may mắn, nhờ được bác sĩ đã phát hiện kịp thời, nên chỉ sau 2 tuần điều trị, em giảm dần các triệu chứng”, Điệp cho biết.

Ám ảnh

Đủ 21 ngày, sau nhiều lần xét nghiệm âm tính, ngày 24/8, em được bác sĩ thông báo khỏi bệnh và được xe của Bệnh viện đưa về nhà. Điệp tiếp tục cách ly ở một phòng riêng 14 ngày, tiếp tục theo dõi các triệu chứng, uống thuốc, uống nước chanh muối nóng, uống nước ấm, súc miệng nước muối thường xuyên, bổ sung Vitamin C hàng ngày, tắm cũng bằng nước ấm và vẫn chưa dám nằm điều hòa.

Cô gái Hà Nội là F0 kể hành trình thoát cửa tử
Điệp chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn không ai chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh. (Ảnh: NVCC)

“Nay, em thấy mình bình phục khoảng 80% rồi, nhưng đêm thỉnh thoảng vẫn tức ngực. Không biết phổi đã bị tổn thương như thế này thì sau này có bình thường trở lại không, nhưng dù sao, em vẫn thấy mình thật may mắn vì đã thoát chết.

Đáng sợ nhất là bệnh mà không có thuốc để chữa. Tất cả số thuốc mình uống hàng ngày là hạ sốt, thuốc ho, C sủi và nước bù điện giải Oresol. Ngoài ra, bác sĩ còn tiêm thuốc chống đông máu Lovenox. Tiêm trực tiếp vào bụng nên rất đau, mỗi buổi sáng dậy là nỗi kinh hoàng khi phải đối diện với những mũi tiêm này”, Điệp chia sẻ.

Hơn 1 tháng qua là khoảng thời gian Điệp không bao giờ quên, thậm chí ban đầu em từng nghĩ mình sẽ không thể vượt qua được vì thấy sức khoẻ yếu đi từng ngày. Khó thở, đau đớn, sống chung với khẩu trang 24/24 giờ, nóng nực… là những nỗi ám ảnh với cô gái.

Nhưng rồi may mắn đã đến. Điệp chia sẻ, em thật sự biết ơn các bác sĩ, y tá đã chữa trị, chăm sóc cho em; bố mẹ, gia đình đã luôn sát cánh chia sẻ, động viên, không cho em nản lòng. Những ngày qua, bên cạnh gia đình, em còn có một người bạn thân là chỗ dựa tinh thần rất lớn. Bạn ấy biết em rất yếu, nhưng ngày nào cũng gọi điện nhắc phải tập thể dục, động viên cố gắng ăn uống, an ủi, chia sẻ… cùng em vượt qua thử thách, gian nan. Em muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi người.

“Từ câu chuyện bản thân trải qua, em mong mọi người hết sức cẩn trọng, phòng, chống dịch nghiêm túc theo khuyến cáo của các bác sĩ. Covid-19 quá đáng sợ, quá nguy hiểm, đừng ai chủ quan, vì chủ quan sẽ phải đánh đổi bằng tính mạng của mình và người thân”, Điệp chia sẻ.

Phương Thảo (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động