"Nở rộ" ứng dụng khai báo phòng chống Covid-19
"Nở rộ" các ứng dụng
Hiện trong các ứng dụng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 đang được Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Y tế cùng triển khai có 3 ứng dụng và 1 địa chỉ website gồm: ứng dụng VHD (VietNam Health Declaration) ứng dụng Bluezone; ứng dụng NCOVI và website: tokhaiyte.vn.
Trong đó, ứng dụng VHD và tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế (bắt buộc), ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng... Ứng dụng Bluezone thì cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại thông minh, cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân, ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.
Ứng dụng NCOVI cũng cho phép người dân khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày (tự nguyện) và ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng. Ngoài ra, các nền tảng xã hội khác như Zalo cũng đã tham gia vào cuộc đua khai báo điểm đến, đi.
Người dân được hướng dẫn tải app NCOVI khi đến làm thủ tục tại khu Liên Cơ quan Võ Chí Công, Hà Nội. |
Cùng với các ứng dụng nêu trên, mới đây Bộ Y tế cũng công bố thêm ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" nhằm phục vụ cho công tác tiêm chủng, quản lý sức khỏe người dân. Ứng dụng này cũng tích hợp thêm tính năng khai báo y tế phòng dịch Covid-19.
Bên cạnh các ứng dụng đang được triển khai sử dụng trên phạm vi toàn quốc, nhiều địa phương còn có các hệ thống, ứng dụng riêng tích hợp trên cổng thông tin chính quyền như Đà Nẵng, Quảng Nam. Tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương... dùng ứng dụng Zalo để trả mã QR cho người dân sau khi khai báo y tế.
Đặc biệt, cũng phải kể đến ứng dụng trên cổng thông tin luongxanh.drvn.gov.vn của Bộ Giao thông vận tải để đăng ký thẻ nhận diện cho phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh vận tải toàn quốc. Tuy nhiên, ứng dụng này cũng bộc lộ nhiều hạn chế và đã nhiều lần bị nghẽn mạng khi có quá nhiều người truy cập và đăng ký.
Bên cạnh các ứng dụng dùng chung, Bộ Công an cũng đang khuyến khích người dân khai báo online trên nền tảng suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để quản lý khai báo di chuyển nội địa. |
Tương tự, Bộ Công an thì đang áp dụng suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để quản lý khai báo di chuyển nội địa. Theo đó, người tham gia giao thông khi đi qua các chốt kiểm soát dịch sẽ xuất trình các loại giấy tờ có liên quan (giấy đi đường, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân), đồng thời nhân viên y tế tại đây sẽ quét mã QR code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ. Sau khi xuất trình đầy đủ mã QR code và các loại giấy tờ, người tham gia giao thông có thể di chuyển đến địa điểm đã khai báo trên Website trên.
Nói như vậy để thấy, các cấp, các ngành và địa phương đã hết sức chủ động trong việc áp dụng công nghệ thông tin giúp ngăn ngừa, kịp thời phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng vì có quá nhiều ứng dụng chạy song song đã dẫn đến thiếu sự đồng nhất. Việc này không những làm lãng phí nguồn lực mà còn tạo thêm cơn “đau đầu” với chính người sử dụng và nhà quản lý.
Vẫn chưa thành thói quen
Theo nguyên tắc, trên nền tàng kỹ thuật số, mỗi người dân sẽ được cung cấp 1 mã QRCode, đi đâu, làm việc gì thì đưa ra, không phải khai báo lại thông tin nhưng trên thực tế, mỗi ứng dụng khác nhau, người sử dụng lại phải làm lại các thao tác trên từ đầu. Quy trình này cứ thế lặp đi lặp lại kể cả khi người dân chỉ di chuyển trong 1 thành phố như Hà Nội.
Theo đó, để đến làm việc tại Khu Liên Cơ Võ Chí Công cũng như các cơ quan hành chính khác của Hà Nội người dân được hướng dẫn tải và khai báo y tế bằng ứng dụng NCOVI và quét QRCode. Các đơn vị này không chấp nhận ứng dụng khác.
Trong khi đó, nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung ương thì vốn đã quen sử dụng ứng dụng Bluezone, một số cơ sở y tế như Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung Ương... ngoài việc quét QRCode, còn yêu cầu khai báo thêm tại các cổng thông tin của mình...!
Người dân khai báo hướng dẫn y tế khi đến làm thủ tục tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. |
Ngay cả Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ Đường sắt Công an thành phố Hà Nội cũng đang khuyến khích người dân sử dụng nền tảng suckhoe.dancuquocgia.gov.vn để thực hiện việc khai báo tại các chốt kiểm dịch tại cửa ngõ Thành phố. Theo đó, nhân viên y tế tại các chốt kiểm dịch sẽ quét mã QR code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ. Sau khi xuất trình đầy đủ mã QR code và các loại giấy tờ, người tham gia giao thông có thể di chuyển đến địa điểm đã khai báo trên Website trên.
Nở rộ các ứng dụng khai báo như vậy, nhưng hiệu quả thực tế thu được lại chưa cao. Thống kê riêng trên địa bàn Hà Nội, số địa điểm đã đăng ký quét mã QR là 191.872 điểm nhưng lượt quét trung bình chỉ đạt mốc 141.869 lượt /ngày. Rõ ràng số lượng người đã quét là rất ít so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu truy vết nhanh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Chờ sự đồng nhất
Theo anh Nguyễn Ngọc Tú, Trung Hòa, Hà Nội, cơ quan anh được tiêm hai mũi phòng Covid-19, mũi 1 tại Bệnh viện E được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, mũi 2 tại Trung tâm y tế dự phòng quận Đống Đa. Mũi tiêm này được cập nhật trên ứng dụng Bluezone.
“Cả hai ứng dụng đều chỉ thể hiện tôi mới tiêm một mũi phòng Covid-19, như vậy theo nguyên tắc tôi vẫn chưa đủ điều kiện để khai báo đã tiêm phòng đầy đủ. Điều này khiến tôi gặp nhiều khó khăn khi phải khai báo y tế” – anh Tú cho hay.
Tương tự, chị Hải Lý, Hà Nội cũng cho biết, chị đã tiêm hai mũi tại hai nơi là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện E, đến nay, cả hai ứng dụng là Bluezone và Sổ Sức khỏe điện tử cũng mới chỉ cập nhật 1 mũi. Chị Lý cũng không biết bao giờ thông tin về mũi hai sẽ được cập nhật cũng như ứng dụng nào ưu việt hơn.
Về vấn đề này, theo đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid Quốc gia, các nội dung được cập nhật đều do cơ sở dữ liệu quốc gia đưa lên. Hiện tại có cơ sở xét nghiệm, cơ sở tiêm đã dùng nền tảng, do đó dữ liệu đưa lên được luôn. Một số cơ sở khác do không dùng phần mềm, hoặc làm Excel rồi sau đó nhập dữ liệu vào sau thì kết quả sẽ không lên hoặc lên chậm.
Người dân được hướng dẫn khai báo cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng chống Covid-19 (ảnh minh họa). |
Ngoài ra, Trung tâm Công nghệ Covid phòng chống dịch Covid Quốc gia cũng đang làm việc với Bộ Công an để triển khai sử dụng chung mã QR, sử dụng chung form khai báo y tế để người dân khai trên Bluezone cũng được, đến điểm kiểm soát chỉ quét mã xong, không phải khai báo y tế lại 1 lần nữa trên trang web của Bộ Công an.
Từ thực tế này, nhiều chuyên gia về công nghệ cho rằng, việc có quá nhiều ứng dụng khai báo không chỉ không cần thiết mà còn gây lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, do đây chủ yếu là các ứng dụng cập nhật thông tin. Do đó, chỉ cần 1 chỗ khai sai sẽ dẫn đến hậu quả là việc truy lại thông tin mất nhiều thời gian. Do vậy, nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng nên nghiên cứu và áp dụng duy nhất một ứng dụng và liên thông dữ liệu.
Có thể nói, hiện nay người dân đang khá lúng túng trước việc có quá nhiều ứng dụng đang được áp dụng. Tuy nhiên, dẫu sao, để đảm bảo tốt cho công tác phòng chống Covid-19, rất cần sự chủ động khai báo thông tin từ phía người dân trên bất kỳ nền tảng nào. Việc khai báo đúng, chuẩn, sẽ giúp công tác truy vết được nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, qua đó gián tiếp bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28