Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?

(LĐTĐ) Tại Lễ hội Chùa Hương năm nay, huyện Mỹ Đức tiếp tục chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử nhằm tạo sự văn minh, sự minh bạch, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, vé giả, vé lậu trong việc kiểm soát vé...
Du khách thập phương nô nức kéo về trẩy hội chùa Hương Tăng cường phòng chống cháy nổ tại chùa Hương Lễ hội chùa Hương năm nay thực hiện bán vé điện tử

Ngày 12/2, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội do Phó Giám đốc Trần Thị Vân Anh dẫn đầu đã đi kiểm tra, giám sát việc tổ chức Lễ hội Chùa Hương.

Báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Chùa Hương, ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương cho biết, Huyện ủy đã chỉ đạo thành lập Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2024.

Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội do Phó Giám đốc Trần Thị Vân Anh dẫn đầu đã đi kiểm tra, giám sát việc tổ chức Lễ hội Chùa Hương.

Thông qua các hoạt động, Lễ hội góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quảng bá, khẳng định giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện Mỹ Đức.

Hiện công tác xây dựng, chỉnh trang cảnh quan không gian lắp đặt pano, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến đường 419 Đốc Tín đi Hương Sơn và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến đang được thực hiện đảm bảo tiến độ; tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tạo điểm nhấn cho du khách về thăm quan, lễ Phật.

Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc.

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức thống nhất tiếp tục chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử nhằm tạo sự văn minh, sự minh bạch, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, vé giả, vé lậu trong việc kiểm soát vé. Cụ thể, giá vé thu phí thắng cảnh là 120.000đ /người/lượt; trong đó đã có 2.000đ bảo hiểm.

"Ủy ban nhân dân huyện thống nhất giao Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn thực hiện việc bỏ bán vé tại 2 cổng Đục Khê và cổng Tiên Mai. Tổ chức quản lý bán vé thắng cảnh, vé xuồng đò, vé trông giữ phương tiện tại các bến, bãi gửi xe, để giảm thiểu ùn tắc giao thông tạo điều kiện cho du khách về tham quan lễ Phật", Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương Đặng Văn Cảnh cho biết.

Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?
Lễ Khai hội tại Sân chùa Thiên Trù - Chùa Hương.

Về công tác quản lý bến bãi trông giữ phương tiện của du khách, hiện xã Hương Sơn có 4 bến bãi trông giữ phương tiện gồm: Bến xe Hội xá, bến xe Hương Sơn (bến chợ Đục Khê), bến xe đường số 1 và bến xe Cổng vại (bến Tuyết Sơn) tạm thời đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ phương tiện trong Lễ hội Chùa Hương năm 2024.

Trường hợp lượng khách động đột biến trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, huyện sẽ cho phép Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn trông giữ xe tại Sân vận động xã Hương Sơn và đường 24m, đường nội bộ khu đồng huyện.

Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?
Công tác điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ cho du khách về tham quan lễ Phật cũng được đảm bảo an toàn, văn minh.

Đặc biệt, thông báo rộng rãi và niêm yết công khai tại các bến bãi về phí thắng cảnh, giá xuồng đò và giá trông giữ phương tiện để du khách dễ dàng cập nhật và đảm bảo công khai, minh bạch.

Công tác điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ cho du khách về tham quan lễ Phật cũng được đảm bảo an toàn, văn minh. Trong đó, nâng cao hình thức, quy cách, chất lượng thuyền đò, đảm bảo đầy đủ các điều kiện xuất bến như: Đăng ký, đăng kiểm, gắn biển số, phao cứu sinh, ghế ngồi, giỏ đựng rác… Xây dựng phương án điều tiết giao thông đường thủy đảm bảo an toàn, văn minh, thân thiện cho du khách, xử lý nghiêm các trường hợp chống đối, vi phạm các quy định của Ban Tổ chức, của Nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.

Hằng năm, trong dịp lễ hội có từ 3.800 - 4.800 lái đò, ngày thường 300 - 500 lái đò. Hiện nay địa phương đang tập trung nâng cấp các phương tiện xuồng, đò cũ, đóng bổ sung phương tiện mới bảo đảm có từ 3.800 đến 4.500 phương tiện xuồng đò vận chuyển khách.

Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024?
Người dân nô nức đi trẩy hội Chùa Hương.

Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại khu vực Lễ hội cũng được quan tâm như: Hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định; bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đảm bảo thuận tiện, hợp lý theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, không để người hành khất trong khu vực Lễ hội; phòng ngừa các đối tượng bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, bán sách báo ngoài luồng, đổi tiền lẻ, thuốc nam giả không rõ nguồn gốc, đồ chơi trẻ em nguy hiểm...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai các hoạt động và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024.

Trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích phải thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Thành phố về công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn Thủ đô.

Di tích quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), là một đại danh lam thắng cảnh, là địa danh có tiềm năng lớn về môi trường sinh thái, có giá trị lịch sử văn hóa tâm linh và du lịch.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đề nghị huyện Mỹ Đức đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội đúng quy định của pháp luật; phù hợp với thuần phong mỹ tục, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách gần xa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch trên địa bàn Thành phố.

Lễ hội Chùa Hương được diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 11/2/2024 đến hết ngày 11/5/2024 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4/4 năm Giáp Thìn).

Lễ hội Chùa Hương năm 2024 với chủ đề: Lễ hội Chùa Hương An toàn - Văn minh - Thân thiện.

Trong đó, ngày Khai hội là 15/2/2024 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Địa điểm Lễ Khai hội tại Sân chùa Thiên Trù - Chùa Hương.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động