Cử tri hiến kế nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khẳng định, khối lượng công việc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thủ đô rất lớn, Thành phố rất cố gắng để đảm bảo điều kiện cho công tác PCCC từ chế độ chính sách đến đầu tư hạ tầng, tuy nhiên cũng cần sự vào cuộc của tất cả các cấp ngành và Nhân dân.
Cử tri Thủ đô đề nghị kiên quyết đình chỉ, thu hồi dự án chậm triển khai Tập trung tháo gỡ vướng mắc các chỉ tiêu an sinh xã hội

Ngày 21/8/2023, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Việc thực hiện chính sách pháp luật về PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội". Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các vị đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; đại diện các sở, ngành, quận, huyện và gần 200 cử tri là cán bộ, chiến sĩ lực lượng PCCC, chủ doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn.

Hội nghị được tổ chức để nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị chức năng về thực trạng công tác PCCC tại các ngành, địa phương, đơn vị và đề xuất kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về PCCC.

Cử tri hiến kế nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội nghị

Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua Công an Thành phố luôn bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố để triển khai kịp thời công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH). Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đoàn thể quần chúng nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác PCCC và CNCH trên địa bàn. Hiện nay, Công an Thành phố đã ký kết 17 Quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành và 8 tỉnh giáp ranh liên quan tới công tác PCCC và CNCH.

Ngoài ra, Công an Thành phố thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật trong công tác PCCC và CNCH để kịp thời tham mưu, báo cáo UBND Thành phố ban hành, kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, Công an Thành phố luôn xác định công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân PCCC là nhiệm vụ quan trọng, nên trong những năm qua không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật một cách toàn diện, cả về chiều rộng và chiều sâu. Thường xuyên đổi mới, sáng tạo về nội dung, phương thức tuyên truyền, đảm bảo có thể tiếp cận sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. Qua đó, nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương cũng như người dân trong công tác PCCC và CNCH đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.

Cử tri hiến kế nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy
Đại tá Dương Đức Hải - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội báo cáo tại hội nghị.

Sau khi tuyên truyền, vận động đã có 102.034 hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh (đạt 94,1%) và 1.496.239 hộ nhà ở hộ gia đình (đạt 91,3%) mở “lối thoát nạn thứ 2”; có 620.938 hộ gia đình đã tự trang bị bình chữa cháy xách tay với tổng số gần 1 triệu bình chữa cháy; 784.161 hộ gia đình đã tự trang bị dụng cụ phá dỡ thô sơ với tổng số 733.047 dụng cụ phá dỡ các loại... Đồng thời, đã thành lập, duy trì hoạt động 7.313 Tổ liên gia an toàn PCCC; xây dựng, lắp đặt 19.685 điểm chữa cháy công cộng,…

Tại hội nghị, đã có 12 ý kiến của cử tri nêu về thực trạng, khó khăn vướng mắc cũng như các đề xuất, kiến nghị để triển khai tốt nhất công tác PCCC trên địa bàn. Trong đó, đại diện Công an Thành phố kiến nghị Quốc hội chỉ đạo các đơn vị rà soát, kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH phù hợp với thực tiễn. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành kịp thời tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến PCCC và CNCH, đặc biệt là quy định đối với một số loại hình cơ sở đặc thù. Bổ sung quy định chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCCC và CNCH tương xứng với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ; có chính sách cụ thể để khuyến khích, động viên mọi tầng lớp Nhân dân tham gia hoạt động PCCC...

Theo Phó Ban Quản lý chợ Nam Từ Liêm Nguyễn Sỹ Thắng, để đảm bảo an toàn PCCC tại các chợ dân sinh, đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư ngân sách để trang bị cơ sở vật chất cho PCCC.

Theo Phó giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình Nguyễn Bá Suốt, thời gian qua, tại Công ty, việc thực hiện chính sách pháp luật về PCCC nghiêm túc. Ông Nguyễn Bá Suốt cũng chỉ ra thực tế vướng mắc là những kho, cửa hàng xăng dầu tồn tại từ lâu, có thiết kế được thẩm định, phê duyệt đảm bảo an toàn, nhưng thời điểm ấy chưa có nhà, công trình ở gần, tuy nhiên qua quá trình hoạt động thì có các công trình áp sát kho, khi các lực lượng chức năng kiểm tra thì Công ty lại thành vi phạm. Từ thực trạng trên, đại diện Công ty kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội có kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để đưa ra quy định hợp lý.

Cử tri hiến kế nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tiếp thu ý kiến cử tri, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thành phố Phạm Thị Thanh Mai ghi nhận các ý kiến rất tâm huyết, trách nhiệm của cử tri tại hội nghị và khẳng định, các ý kiến cử tri đã chuyển tải được những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đây là những thông tin rất hữu ích từ cơ sở để đại biểu Quốc hội lắng nghe, tiếp thu trong quá trình nghiên cứu, quyết nghị các cơ chế, chính sách của pháp luật.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai đánh giá, các ý kiến phát biểu đã tập trung vào 8 nhóm vấn đề của thực tiễn, từ thể chế, quy định, khoảng trống pháp lý khi có những loại hình kinh doanh mới, tiến trình phát triển sử dụng năng lượng xanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn để tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC, vừa là cơ sở để kiểm tra, giám sát... Ngoài ra, một số ý kiến cử tri nêu còn bất cập trong tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của từng bộ, ngành còn khác nhau; quy định về hệ thống kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, điện, chợ,… cũng là những ý kiến rất xác đáng.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khẳng định, khối lượng công việc trong công tác PCCC trên địa bàn Thủ đô rất lớn, Thành phố rất cố gắng để đảm bảo điều kiện cho công tác PCCC từ chế độ chính sách đến đầu tư hạ tầng, tuy nhiên cũng cần sự vào cuộc của tất cả các cấp ngành và nhân dân. Với trách nhiệm của mình, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến cử tri để chuyển tải tới các cơ quan chức năng, chuyên môn, đồng thời tăng cường giám sát để đánh giá, cập nhật, hoàn thiện pháp luật cho phù hợp thực tiễn./.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động