Đại biểu đề nghị không áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng từ hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống Covid-19

Đối với việc xử lý những vụ việc và đối tượng tham nhũng liên quan đến hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xử lý kịp thời, dứt điểm, kiên quyết không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?

Không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng an sinh xã hội

Đây là kiến nghị của đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về các báo cáo công tác của: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, bà đánh giá rất cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đó là, tình hình tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm. Trong đó, có 2 điểm đổi mới nổi trội, đóng góp rất lớn vào kết quả phòng, chống tham nhũng trong năm 2021.

Đại biểu đề nghị không áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng từ hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống Covid-19
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) thảo luận tại nghị trường. (Ảnh: VPQH)

Cụ thể, năm 2021 là năm thứ ba triển khai áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng và năm thứ hai triển khai việc mở rộng phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng có thể chuyển ngay cho cơ quan điều tra, không cần chờ đến khi kết thúc thanh tra, góp phần ngăn chặn kịp thời hậu quả tham nhũng và thu hồi tối đa tài sản tham nhũng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, qua báo cáo cho thấy, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số cuộc thanh tra hành chính đã giảm 32%, số cuộc thanh tra và kiểm tra chuyên ngành đã giảm 39%, số tập thể bị kiến nghị xem xét, xử lý hành chính giảm 30%, nhưng mức độ vi phạm về kinh tế thì lại tăng 6% về số tiền vi phạm, tăng 49% về diện tích đất và tăng gần 4% số cá nhân chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.

Là năm thứ hai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, mở rộng đối tượng đối với dự án, doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước, nhưng số cuộc thanh tra, kiểm tra ở khu vực này giảm 74% số đơn vị so với năm 2020, nhưng số vụ việc phát hiện tham nhũng lại tăng.

“Cụ thể, năm 2020 tổ chức 49 đoàn kiểm tra, chỉ phát hiện 2 vụ. Trong năm 2021 chỉ kiểm tra 13 đơn vị nhưng phát hiện dấu hiệu tham nhũng 13 vụ. Số liệu này cũng chưa rõ là có phải mỗi đơn vị một vụ hay không. Nếu đúng như vậy thì phát hiện vi phạm 100% ở đơn vị được kiểm tra với 19 đối tượng vi phạm và 5 đối tượng bị xử lý hình sự” đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy nói.

Bên cạnh đó, về thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án tham nhũng kinh tế được 5% số tiền vi phạm so với tổng số tiền phải thi hành trong tổng số 4.799 số vụ việc phải thi hành. Trong khi trong năm 2020 con số này là 43,42%. Theo đại biểu, báo cáo không thấy đề cập nguyên nhân tại sao việc thu hồi tài sản tham nhũng giảm nhiều như vậy, có phải là do số vụ việc thi hành không đủ điều kiện thi hành hay do nguyên nhân khách quan dịch bệnh không thi hành được?

“Một số vấn đề của cơ quan thẩm tra nêu lên trong các năm trước chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cũng chưa có chuyển biến rõ rệt, như việc lót tay trong giải quyết công việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo rất lớn nhưng việc xử lý vẫn chủ yếu là hành chính, kỷ luật, ít có kiến nghị xử lý hình sự. Nguy cơ lợi ích nhóm, sân sau tập trung vào một số lĩnh vực. Trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thanh tra còn hạn chế”, đại biểu nói.

Đáng quan tâm, với việc xử lý những vụ việc và đối tượng tham nhũng liên quan đến hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xử lý kịp thời, dứt điểm, kiên quyết không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.

Vì, hậu quả của những vi phạm này không chỉ đơn thuần về kinh tế mà còn hậu quả về tinh thần, về ý chí và tác động không nhỏ đến lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ, cử tri đang rất bức xúc. Đồng thời, ảnh hưởng đến việc huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác phòng, chống dịch bệnh, dự báo sẽ còn khả năng diễn biến phức tạp và kéo dài.

Còn vi phạm rất nghiêm trọng chậm được phát hiện

Trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, năm 2021, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng tại nhiều địa phương có chuyển biến tốt hơn, công tác xét xử tội phạm tham nhũng cơ bản kịp thời, việc xét xử bảo đảm nghiêm minh…

Đại biểu đề nghị không áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng từ hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống Covid-19
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH)

Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Chính phủ tích cực chỉ đạo thực hiện như: Việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng xảy ra từ nhiều năm trước nhưng chậm được phát hiện, xử lý, gây ảnh hưởng đến công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu. Kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế còn thấp.

Việc thực hiện công khai, minh bạch còn có tình trạng công khai thông tin không đầy đủ, công khai trong phạm vi hẹp với lý do “bí mật công tác” hoặc “quy chế phát ngôn” trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức ở một số cơ quan, đơn vị còn có trường hợp chưa bảo đảm; một số trường hợp bổ nhiệm “thần tốc”, thiếu minh bạch, dẫn đến phải thu hồi hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm.

Phương Thảo

Nên xem

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.

Tin khác

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động