Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Dẫn chứng nhiều số liệu cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) đưa ra nhiều đề xuất quan trọng về vấn đề lao động việc làm, trong đó, cần dành khoản chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách Sửa đổi 8 luật để "gỡ khó" từ thực tiễn hoạt động đầu tư, kinh doanh

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV, sáng 7/1, các đại biểu thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Dẫn chứng nhiều số liệu cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phân tích và đưa ra nhiều đề xuất quan trọng về vấn đề lao động việc làm. Theo đại biểu, 4 đợt dịch đã để lại những hậu quả rất nặng nề với nền kinh tế, trong đó có vấn đề lao động việc làm.

Chỉ tính riêng quý III/2021, cả nước đã có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Trong đó, hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm; hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; hơn 10 triệu người phải giãn, giảm giờ làm việc.

Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu tại nghị trường. (Ảnh: VPQH)

“Biến thể Delta đã "cuốn" đi khoảng 1/4 mức lương bình quân tháng của người lao động của vùng Đông Nam Bộ. Đồng lương của người lao động vốn đã không dư dả, nay vì dịch bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp tư nhân với 43.000 lao động bị mất việc cho thấy, gần 50% trong số này có nguồn tích lũy chỉ đủ để duy trì cuộc sống trong một tháng, 37% chỉ đủ duy trì sống cho ba tháng và chỉ có hơn 4% là đủ duy trì cuộc sống cho trên 4 tháng”, đại biểu cho biết.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cũng nhìn nhận, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung và cầu lao động đều bị thu hẹp. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã khiến hàng triệu lao động dịch chuyển về quê, dẫn tới đứt gãy thị trường lao động, thiếu hụt lao động nghiêm trọng tại một số tỉnh phía Nam, nhất là những nơi tập trung đông khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cho đến nay, một lượng lớn lao động đã về quê nhưng chưa có nhu cầu quay trở lại vì còn e dè với dịch bệnh hoặc là mệt mỏi sau một thời gian dài giãn cách. Nhiều người chọn phương án lập nghiệp tại quê nhà, nhiều người có tâm lý chờ qua Tết mới đi làm.

Trong khi đó, nhiều tỉnh có lao động trở về đang phải đối mặt với áp lực rất lớn về giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Điều này, theo đại biểu, đã tạo ra một nghịch lý về cung - cầu lao động, nơi cần lao động thì không có, còn nơi có lao động thì rất khó để tìm việc làm.

Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu phân tích, dịch bệnh đã dẫn đến xuất hiện những nhóm lao động dễ bị tổn thương. Khác các cuộc khủng hoảng trước đây, với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sự hạn chế đi lại và khả năng làm việc từ xa đã dẫn tới tình trạng cắt giảm lượng lớn việc làm.

Lao động làm công việc giản đơn trở nên yếu thế trong đại dịch, tỷ lệ mất việc của nhóm này cao gần gấp đôi so với các nhóm khác. Lao động có trình độ thấp, lao động lớn tuổi, lao động tự do rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm, kể cả công việc tạm thời.

Do mất việc, nhiều lao động của khu vực chính thức có xu hướng chuyển dịch sang tìm kiếm việc làm ở khu vực phi chính thức, dẫn tới số lao động tự do tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, chiếm tới 57% tổng số lao động có việc làm.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, một lượng lớn lao động đang có việc làm nhưng không ổn định, thiếu tính bền vững và trong đó những chính sách an sinh, bảo hiểm, chế độ ốm đau, thai sản của khu vực này rất hạn chế…

Qua đại dịch cũng đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ. Điều đó đã dẫn tới nhiều người lao động và người sử dụng lao động thực sự có cung cầu về lao động, nhưng chưa tìm được nhau…

Nhấn mạnh một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động, đại biểu Đoàn Bắc Kạn nêu 3 kiến nghị. Một là, tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, áp dụng cả với lao động chính thức và năng lực của khu vực phi chính thức. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đang đề xuất dành khoảng 6,6 nghìn tỷ và chỉ dành cho khu vực lao động chính thức là chưa phù hợp.

Hai là dành khoản chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân. Ba là dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ xét nghiệm, đi lại, tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Tin khác

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động