Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân

Ngày 6/1, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đã trao đổi với báo chí về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, đang được Chính phủ trình Quốc hội. Trong đó, theo đại biểu, gói hỗ trợ cũng rất cần quan tâm vào đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.
Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội Nhà ở cho công nhân

- Ông đánh giá như thế nào về gói chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội?

- Ông Hoàng Văn Cường: Đây là nội dung chính của Kỳ họp, cũng là điều mà xã hội, doanh nghiệp rất quan tâm. Về nội dung gói này, điểm tôi đánh giá rất cao là sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.

Vì, nguồn lực tài khóa không còn nhiều, tuy rằng tỷ lệ nợ công còn khá thấp và dư địa có thể nâng nợ công lên còn khá nhiều, nhưng mục tiêu của ta là ưu tiên ổn định vĩ mô, nên nếu huy động nguồn lực thông qua tăng nợ công quá lớn thì rất có thể sẽ dẫn đến những bất ổn về kinh tế vĩ mô, có thể ảnh hưởng kiểm soát lạm phát, nên phải kết hợp cả tài khóa và tiền tệ.

Từ đó, một mặt sử dụng dư địa về tăng nợ công, nhưng đồng thời cũng sử dụng chính nguồn ngân sách đó để tác động sang chính sách tiền tệ, không phải buộc các ngân hàng hạ lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận lãi suất thấp nhờ hỗ trợ lãi suất từ gói tài khóa. Đồng thời, như thế ta có khả năng huy động được tốt hơn vốn nhàn rỗi trong dân.

Khi lượng tiền được đưa vào lưu thông nhiều, thì đồng thời chính sách tài khóa như phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ thu hút dòng tiền đó vào, sẽ hỗ trợ cho nhau để kiểm soát lạm phát. Cách thiết kế của gói tài khóa tiền tệ đi liền với nhau rất hợp lý. Đó là cơ sở để chúng ta kỳ vọng rằng gói này được triển khai thì sẽ không gây bất ổn về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tăng chỉ số nợ công, vay trả nợ, lạm phát…

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân
Ông Hoàng Văn Cường trả lời báo chí bên lề phiên họp ngày 6/1

Điều tôi đánh giá cao thứ hai là nhờ kết hợp nên trong đó có nhiều chính sách chúng ta đã thực hiện từ 2020, nay tiếp tục thực hiện, thành nguồn hỗ trợ, kết hợp những chính sách tài khóa mới như là miễn, giảm thuế giá trị gia tăng 2%, hay giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô…

- Theo đại biểu, danh mục các dự án được ưu đãi từ gói phục hồi đã thật sự phù hợp hay chưa?

- Ông Hoàng Văn Cường: Tổng quy mô hỗ trợ là hơn 400 nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế đều nằm ẩn trong các chính sách như là miễn, giãn, hoãn thuế, còn phần tiền mới đưa vào chỉ còn khoảng 176 nghìn tỷ đồng. Rõ ràng đây không phải là việc đưa lượng tiền quá nhiều vào nền kinh tế.

Tôi cho rằng không nên coi đây là “bơm tiền” vào nền kinh tế, đừng gọi đây là “bơm tiền” vào nền kinh tế. Nếu ta quan niệm đây là bơm tiền, thì sẽ gây tâm lý cho rằng lượng tiền vào lưu thông nhiều, sẽ gây lạm phát, mất giá đồng tiền, rồi đổ xô đầu tư bất động sản, chứng khoán… rất nguy hiểm. Vì thực tế, chỉ có 176 nghìn tỷ đồng trong 2 năm và có thể kéo dài hơn, như vậy mỗi năm chỉ khoảng hơn 80 nghìn tỷ đồng, là quá nhỏ so với vốn đầu tư công vẫn được giải ngân hàng năm.

Chính vì thế, gói này cần tập trung vào những lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, hoặc đang đặt những vấn đề cấp bách cho phòng, chống dịch để phục hồi kinh tế. Chứ nếu với nguồn vốn nhỏ, mà ta dàn trải ra nhiều dự án, thì sẽ không mang lại hiệu quả phục hồi đúng nghĩa, hoặc lại đưa vào quá dài, không chỉ trong 2 năm, mà lại rải ra đến 2025, thì khi đó, không phát huy được hiệu quả, không mang lại ý nghĩa cho phục hồi. Chính vì thế, điều đầu tiên quan trọng là xác định rõ ưu tiên đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào cần sử dụng đầu tư trong 176 nghìn tỷ đồng này.

Khi xem danh mục các dự án dự kiến, tôi thấy có nhiều lĩnh vực đã được ưu tiên, như những dự án thuộc lĩnh vực đầu tư phòng, chống dịch như trung tâm kiểm soát dịch ở các vùng, hay một số các cơ sở y tế ở vùng đông dân cư, rõ ràng phải tăng cường. Hay ưu tiên cho một số ngành bị tác động mạnh bởi đại dịch như du lịch, vận tải, nếu không có ưu tiên thỏa đáng thì khó quay trở lại phục hồi.

Hoặc những lĩnh vực như đầu tư nhà ở cho công nhân, các khu công nghiệp vừa qua chịu tác động rất mạnh của việc không có khu nhà ở công nhân, nên ảnh hưởng đến đời sống công nhân, và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho khu công nghiệp. Đây là vấn đề cũng rất cần tập trung.

Hoặc một số trung tâm trung chuyển logistic. Khi dịch xảy ra, đi lại khó khăn, hàng hóa ứ đọng bởi không có các trung tâm về phân phối trung chuyển hàng hóa ở các vùng. Nếu có các trung tâm đó, dù có khoanh vùng các tỉnh, thì hàng hóa vẫn về trung tâm, từ trung tâm đó kết nối để phân phối về các địa bàn nhỏ thì không bao giờ xảy ra tình trạng đứt gãy.

Nó sẽ giải quyết vấn đề nữa là khi có trung tâm logistic vùng, công suất sử dụng của các phương tiện vận tải sẽ tăng cao. Đặc biệt, đại dịch xảy ra đứt gãy cung ứng thế giới, các khu cửa khẩu, đường bộ, đường biển, cả thế giới ảnh hưởng. Rõ ràng Việt Nam có cơ hội rất tốt về phát triển dịch vụ logistic cho đường biển, chúng ta cũng phải đặt ra những vấn đề cần phải chú trọng ưu tiên. Đó là những điểm trong danh mục cũng có đề xuất đến, có những cái đủ, nhưng có những cái còn nhẹ.

Bên cạnh đó, cũng có những dự án được đưa vào danh mục mà chưa liên quan nhiều lắm. Trong bối cảnh nguồn lực ít, mà đầu tư vào những dự án đó sẽ bị phân tán nguồn lực, không mang lại tác dụng phục hồi mong muốn.

Điển hình như trong lĩnh vực giao thông, trong 176 nghìn tỷ đồng, giao thông chiếm 103 nghìn tỷ đồng. Giao thông quan trọng nhưng phải chỉ ra khâu nào là điểm thắt, điểm nút, chứ không phải tất cả các dự án giao thông đều đưa vào chương trình phục hồi, mà phải đưa vào đầu tư công…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động