Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Đề nghị tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng
Tiếp tục phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội quá XV, chiều ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về một số nội dung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) cho biết, làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã trực tiếp tấn công lực lượng công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, gây ra những hậu quả hết sức nặng nề; hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều người lao động mất việc làm, phải ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội |
Trong bối cảnh đó, với phương châm chăm lo, hỗ trợ tốt nhất cho người lao động, đồng hành với Chính phủ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Việt Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt phương án sản xuất, kinh doanh, động viên người lao động bám trụ doanh nghiệp; phát động các phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần sáng tạo và đồng cam, cộng khổ với đoàn viên, người lao động để vượt qua đại dịch, phục hồi sản xuất.
Trước những khó khăn của dịch Covid-19, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đã kịp thời ban hành nhiều gói hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh, hỗ trợ dinh dưỡng cho lực lượng tuyến đầu; hỗ trợ bữa ăn cho công nhân thực hiện sản xuất "3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, tặng sổ tiết kiệm cho con công nhân lao động bị mồ côi do dịch Covid-19; ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch và tiếp sức đồng bào vượt qua đại dịch với tổng số tiền hỗ trợ đến nay là hơn 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, kịp thời cho lùi đóng đoàn phí Công đoàn đối với các doanh nghiệp, đoàn viên gặp khó khăn do Covid-19.
“Đội ngũ cán bộ công đoàn và đoàn viên các cấp cùng với cán bộ chính quyền, đoàn thể tại cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”, tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, hỗ trợ công nhân lao động vượt qua khó khăn. Nhiều mô hình sáng tạo trong công tác phòng dịch và hỗ trợ đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn ra đời, phát huy hiệu quả được chính quyền, người lao động, người sử dụng lao động đánh giá cao”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu.
Từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian quan, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công nhân lao động, trong đó có một số vấn đề lớn như, qua dịch bệnh, phát lộ đầy đủ hơn vấn đề bức xúc hơn của công nhân lao động, đó là nhà ở. Theo đại biểu, số đông công nhân lao động di cư đang phải ở trong khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, san sát nhau, nguy cơ dịch bệnh mất an ninh trật tự cao.
“Quốc hội, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó, tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng, tạo cơ chế về Công đoàn là chủ thể tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Có chính sách và gói hỗ trợ thúc đẩy đầu tư xây dựng, cải tạo nhà ở cho công nhân lao động thuê, mua; ban hành quy định về tiêu chuẩn tối thiểu phòng trọ, giúp công nhân an cư, lạc nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh”, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị.
Phiên thảo luận tại nghị trường chiều ngày 8/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV |
Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, phần lớn công nhân lao động có thu nhập không thể duy trì cuộc sống sau khi doanh nghiệp ngừng hoạt động một vài tháng. Điều này cho thấy thu nhập của công nhân còn rất thấp, không có tích lũy và tích lũy không đáng kể. Trước thực trạng này, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy vấn đề tiền lương tối thiểu (đã 2 năm liên tục chưa tăng lương tối thiểu vì dịch bệnh), đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển việc làm bền vững, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị, Quốc hội, Chính phủ tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo tất cả các gói hỗ trợ đều đến được với người lao dộng, hỗ trợ họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Đại biểu cũng nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong việc làm thay đổi cơ cấu ngành, nghề trên thị trường lao động, phương thức quản trị doanh nghiệp và cách thức làm việc của người lao động. Để khôi phục sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, theo đại biểu đoàn Hà Nội, vấn đề sống còn là đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
“Những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam còn ở mức thấp; Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm hơn cả về chính sách, nguồn lực, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện. Cần đưa Công đoàn là một chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động với các chính sách, nguồn lực cụ thể”, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề cập.
Trong bối cảnh hiện nay, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần phải có gói tài khoản đủ quy mô để phục hồi kinh tế, tập trung vào đầu tư củng cố hạ tầng (chú trọng hạ tấng số, hạ tầng logistics), củng cố hệ thống y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động. Theo đại biểu, đại dịch Covid-19 không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội mà còn gây tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần người dân. Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề rất cần được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo chăm sóc, duy trì sức khỏe tinh thần lành mạnh, tạo tâm lý xã hội tích cực vượt qua dịch bệnh…
“Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, được ban hành kịp thời và là bước tiến rất quan trọng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cần đảm bảo đồng bộ, linh hoạt, sát hợp tình hình địa phương, không để buông lỏng, cũng không để có những rào cản cực đoan; tạo điều kiện giúp doanh nghiệp sớm hồi phục, duy trì sản xuất và chuỗi cung ứng, tạo việc làm và khôi phục thị trường lao động”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08