Đại biểu Quốc hội: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6. Một trong những nội dung mới tại dự thảo lần này là quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thành phố. Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Khương Thị Mai (Đoàn tỉnh Nam Định) bày tỏ đồng tình với đề xuất này và cho rằng, quy định sẽ góp phần tăng tính chủ động, linh hoạt cho Hà Nội trong thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tạo cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đường bộ Đề xuất tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên 40% Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều) với các nội dung cơ bản: Về chính quyền Thủ đô; Về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô; Về phát triển văn hoá, giáo dục và an sinh xã hội Thủ đô;…

Dự thảo Luật xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

Tăng tính chủ động, linh hoạt cho Hà Nội thực hiện tốt các nhiệm vụ
Đại biểu Khương Thị Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định

Qua nghiên cứu Tờ trình cũng như Hồ sơ dự án Luật, đại biểu Khương Thị Mai nhận định, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Về hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc. Ngoài các tài liệu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong hồ sơ của dự thảo Luật còn kèm theo bản Thuyết minh chi tiết về từng quy định, chính sách được đề xuất trong dự thảo Luật và dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó dự kiến các công việc, phân công trách nhiệm và tiến độ triển khai thực hiện sau khi Luật được ban hành.

Bày tỏ nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Khương Thị Mai nhìn nhận: “Nhất là những nội dung phân cấp, phân quyền, thể hiện Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành về phân cấp, phân quyền, cụ thể là: Phân cấp cho Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đến 500 hecta và đất rừng trồng hộ đến 1000 hecta trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định”.

Tăng tính chủ động, linh hoạt cho Hà Nội thực hiện tốt các nhiệm vụ
Phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Đại biểu Khương Thị Mai cho biết, nội dung này theo Tờ trình của Chính phủ, cũng như theo khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai, khi chuyển mục đích sử dụng đất trên 10 hecta đất trồng lúa và 20 hecta đất rừng phòng hộ phải xin ý kiến và có văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Quy trình này cũng thể hiện trong luật, quy định 7 bước và thời gian thực hiện là 55 ngày làm việc của địa phương và bộ ngành. Thời gian này chưa kể thời gian trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy chế làm việc của Chính phủ.

“Nếu phân cấp cho Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, quy trình này chỉ được thực hiện với 5 bước và thời gian là 45 ngày, vì tiết kiệm thời gian cũng chính là tiết kiệm kinh phí và sử dụng tối đa nguồn kinh phí của đất nước”, bại biểu Khương Thị Mai nêu rõ.

Theo bà Mai, về bổ sung thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp giải quyết các công việc đột xuất và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm b, nhóm c, đề nghị nội dung và hỗ trợ địa phương khác trong các trường hợp cần thiết cần phải quy định rõ những nguyên tắc đặc biệt, tạo sự linh hoạt cho Hội đồng nhân dân thành phố.

Đặc biệt, về phát triển nhà ở xã hội quy định tại Điều 31 của dự thảo luật, đại biểu Khương Thị Mai cho rằng, dự thảo luật quy định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với đồ án quy hoạch chi tiết, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch thực hiện đồng thời cùng một thời điểm với việc lập đề án quy hoạch chi tiết, nội dung này cũng rất quan trọng, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện. Nếu 2 nội dung lấy ý kiến cộng đồng trong thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch chi tiết thì tiết kiệm 40 ngày trong thời gian lấy ý kiến, chưa kể thời gian xin ý kiến các sở ngành liên quan.

Tăng tính chủ động, linh hoạt cho Hà Nội thực hiện tốt các nhiệm vụ
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Ngoài ra, đại biểu Khương Thị Mai cũng tánh thành việc phân quyền cho Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; việc quản lý, sử dụng đất tại Điều 30; việc cho phép sử dụng chi nguồn thường xuyên của cơ quan để cải tạo, nâng cấp các hạng mục chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Để góp phần hoàn thiện luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tiếp theo, đại biểu Khương Thị Mai đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát nghiên cứu một số nội dung liên quan đến quy định về liên kết vùng, quy định cụ thể việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của các vùng phụ cận.

Về liên kết vùng quy định tại khoản 3 Điều 46, Thủ đô Hà Nội là động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay các địa phương đang thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, vì vậy, không nên quy định quá chi tiết cụ thể từng tỉnh, thành phố thuộc vùng thủ đô mà chỉ nên đưa ra tiêu chí chọn căn cứ vào địa lý, không gian phát triển liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Ngoài ra, cần lưu ý, hiện nay Thủ đô Hà Nội có trên 100 quốc gia đầu tư vào vùng Thủ đô. Sau khi đầu tư các dự án trọng điểm có tính chất liên kết vùng thủ đô, đối với các tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của các vùng phụ cận của các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, Vành đai 5 như di chuyển các trường đại học, các cơ sở y tế ra các vùng phụ cận để đảm bảo quy định.

Hoàng Phúc (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động