Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi... Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá Tạo đột phá xây dựng đô thị thông minh

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, các đại biểu đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông
Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về giải thích từ ngữ, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) cho biết, tại Điều 3 có nêu: “Cơ sở giáo dục chất lượng cao là cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định của pháp luật về giáo dục và đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội”. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm các cơ sở giáo dục dạy nghề và đại học.

Về giải thích “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí”, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) phát biểu ý kiến.

Về Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tại Điều 18 có nêu: “Trong khu vực nội đô lịch sử, không mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có; không mở rộng, xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp”. Đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị cân nhắc việc “không mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có” để không xảy ra tình trạng quá tải bệnh viện.

Đại biểu tỉnh Bình Dương cũng bày tỏ băn khoăn về khoản 5, Điều 23 quy định: “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm”.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị rà soát kỹ lưỡng về nội dung này để tránh xung đột với các quy định hiện hành. Đồng thời rà soát quy định về biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong Dự thảo Luật.

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nhằm làm rõ hơn căn cứ, đảm bảo tính khả thi và tính tương thích giữa Luật Thủ đô (sửa đổi) với các luật khác có liên quan, đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn tỉnh Thái Bình) góp ý vào điểm a khoản 5 Điều 18 về nội dung liên quan đến các cơ quan, cơ sở, đơn vi phải di dời, quỹ đất còn lại để sử dụng với mục đích là xây dựng không gian công cộng, văn hóa…

Đại biểu tỉnh Thái Bình cho rằng, quy định như vậy là chưa đủ, đề nghị bổ sung thêm mục tiêu nhằm phát huy giá trị văn hóa và du lịch và quỹ đất không sử dụng chức năng để ở. Quy định như vậy sẽ rõ ràng, đầy đủ và khả thi.

Liên quan đến điểm b, khoản 2, Điều 24 quy định về việc cho phép thực hiện hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với đất ở khu công nghệ cao, đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị cần bổ sung thẩm quyền ai sẽ quyết định danh mục dự án này để tổ chức đấu thầu.

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn tỉnh Thái Bình) phát biểu ý kiến.

Đồng thời, đề nghị rà soát khoản 2 để đảm bảo tính tương thích với Luật Đất đai. Vì theo tinh thần của Luật Đất đai tiếp cận theo nguyên tắc, ngoài trường hợp đấu thầu thì sẽ thực hiện đấu giá, do đó, cần thể hiện rõ tinh thần này của Luật Đất đai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Liên quan đến điểm c, khoản 2, Điều 24, hiện Dự thảo Luật đang sử dụng cụm từ “chuyển đổi mục tiêu”, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng như vậy chưa đủ rõ ràng và dễ gây tranh cãi, đề nghị sử dụng cụm từ khác thay thế là: “chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ mục tiêu dự án” để đảm bảo khả thi, rõ ràng và nhất quán thông tin.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.

Tin khác

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động