Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước

(LĐTĐ) Theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ giảm dần khai thác nước ngầm, tiến đến đóng cửa các giếng khai thác để đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với đó, các nhà máy khai thác nước mặt sẽ được triển khai nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định cho người dân.
Ứng Hòa nỗ lực mở rộng phạm vi sử dụng nước sạch Tăng cường giải pháp tự nhiên để bảo vệ nguồn nước

Nguồn tài nguyên quan trọng

Đối với một đô thị lớn như Hà Nội, cho đến nay nước ngầm vẫn là một nguồn chưa thể thay thế trong việc cấp nước sinh hoạt. Theo đó, hiện tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt 1.520.000m3/ ngày - đêm, trong đó nước ngầm chiếm khoảng 46% (khoảng 700.000m3/ngày – đêm) chủ yếu cung cấp cho khoảng 3,2 triệu người dân cho khu vực nội thành cũ.

Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước
Thi công đường ống đảm bảo cung ứng đầy đủ nước sạch cho người dân.

Nhìn chung, nguồn nước ngầm nếu theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường năm 2010 có tổng trữ lượng là 8, 243 triệu m3/ngày là khá dồi dào. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài những giếng nước tập trung do các công ty nước sạch khai thác đã có trong quy hoạch, một số cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... tự khoan giếng, khai thác nước phục vụ nhu cầu của đơn vị, chưa kể tại các hộ dân cũng có hàng triệu giếng khoan tự phát. Việc khai thác không hợp lý, cộng thêm tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến mực nước ngầm sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước... Đặc biệt, từ khi Thành phố ngày càng mở rộng về phía Tây tức là ngày càng xa nguồn bổ cập nước ngầm là sông Hồng nên độ hạ thấp mực nước ngầm ngày càng lớn.

Hạ mực nước ngầm cũng kéo theo sụt lún đất khu vực các bãi giếng. Sự sụt lún đất xuất hiện ở tất cả các trạm quan trắc (Nhà máy nước Ngọc Hà, Pháp Vân, Thành Công, Lương Yên, Hạ Đình, Mai Dịch, Ngô Sĩ Liên, Tương Mai, Long Biên, Đông Anh). Mức độ lún đất cho thấy có xu hướng tăng nhanh vào mùa khô khi ít mưa.

Có thể nói, việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát và quá tải dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất. Đơn cử như mới đây, giếng khai thác nước ngầm số 6 của nhà máy nước Hạ Đình đã tạm dừng khai thác sau hơn 30 năm vận hành. Đây chỉ là một trong 8 giếng nước không còn được nhà máy sử dụng nữa. Hiện chỉ còn 9 giếng khác đang được luân phiên khai thác. Để đảm bảo an toàn cho mạch nước ngầm, trữ lượng nước ngầm, từ nay đến năm 2030, nhà máy nước Hạ Đình chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3/ngày đêm, tức là bằng 1/3 so với công suất thiết kế ban đầu và đến năm 2050 nhà máy sẽ đóng tất cả các giếng ngầm.

Tương tự, theo lộ trình, Nhà máy Nước Tương Mai (công suất thiết kế 30.000m3/ngày - đêm) cũng đang giảm dần khai thác nước ngầm xuống còn 20.000m3/ ngày - đêm; đến năm 2025 còn 15.000m3/ngày - đêm, năm 2030 còn 5.000m3/ngày - đêm và đến năm 2050 sẽ đóng hẳn các giếng nước ngầm. Nhà máy Nước Pháp Vân (công suất thiết kế 30.000m3/ ngày - đêm) đang giảm khai thác xuống còn 5.000m3/ngày - đêm; đến giai đoạn sau năm 2030 ngừng khai thác các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Tuy nhiên cũng cần phải nói, những tác động tiêu cực đến các giếng ngầm của nhà máy Hạ Đình không xảy ra với các giếng ngầm ven sông của nhà máy nước Yên Phụ. Như vậy, có thể thấy, ở các vị trí khác nhau, nguồn tài nguyên nước dưới đất ở Hà Nội sẽ có nhiều khác biệt và nếu có những điều chỉnh phù hợp đây vẫn là nguồn cung quan trọng không chỉ trong ngắn hạn.

Lộ trình, kế hoạch phù hợp

Từ cuối năm 2019, sau khi 5 dự án cấp nước nguồn hoàn thành, tổng nguồn cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1.520.000 m3/ngày-đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sạch bình quân của người dân Thủ đô hiện khoảng 1.150.000 – 1.250.000 m3/ngày-đêm. Do vậy, về mặt lý thuyết kể cả cộng tốc độ phát triển đô thị kéo theo số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6% (dự kiến tăng trên 60.000 hộ) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5-10% (khoảng 1.250.000 – 1.350.000 m3/ngày-đêm), thì với sản lượng nước sạch hiện nay vẫn cơ bản bảo đảm đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với lượng cung 700.000 m3/ngày-đêm, chiếm khoảng 46% thì việc điều chỉnh nguồn cung nước sạch cần gắn với mốc thời gian, kế hoạch cụ thể, nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, dự kiến từ nay đến năm 2025, lượng nước ngầm khai thác sẽ giảm còn 615.000m3/ ngày - đêm (chiếm khoảng 25,8%); giai đoạn đến năm 2030 còn 504.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 17,7%) và giai đoạn đến năm 2050 còn 413.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 11,5%).

Cụ thể hơn, trong quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi các nhà máy nước ngầm giảm dần quy mô công suất để bảo đảm khai thác an toàn nguồn nước thì vai trò của các nhà máy nước mặt tại sông Đà và sông Đuống là rất quan trọng.

Theo đó, đến năm 2030, nhà máy nước mặt sông Đà sẽ đạt 900.000m3/ ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 800.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội bao gồm khu vực dọc Đại lộ Thăng Long thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Nam Từ Liêm (từ Vành đai 3 đến Vành đai 4); cấp nguồn bổ sung cho khu vực trung tâm Hà Nội, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, một phần huyện Chương Mỹ và cấp bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Cùng với đó, nhà máy nước mặt sông Đuống đạt 600.000m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 475.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội gồm khu vực phía Đông (quận Long Biên, huyện Gia Lâm); một phần phía Bắc (các huyện Đông Anh, Sóc Sơn); cấp nước bổ sung một phần khu trung tâm; khu vực phía Nam (các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên), cấp bổ sung cho các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Nhà máy nước mặt sông Hồng đạt 300.000m3/ngày. Phạm vi cấp nước là khu vực phía Tây (huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ); kết nối bổ sung cấp nước cho khu vực phía Bắc (huyện Mê Linh, huyện Đông Anh); bổ sung nguồn cho khu vực trung tâm gồm quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy…

Lý thuyết là như vậy, nhưng để đảo bảo được quá trình chuyển đổi này, mấu chốt là việc các nhà máy này phải được xây dựng đúng kế hoạch. Hiện nay, một số dự án đang chậm tiến độ, vì thế, cơ quan chức năng cần sát sao giám sát thi công, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư... để các công trình sớm hoàn thành.

Đặc biệt, cũng cần phải nhắc lại bài học từ vụ ô nhiễm nước sông Đà gây tác động đến hàng triệu người dân Thủ đô năm 2020. Hiện tại, theo quy hoạch, các nhà máy nước mặt chủ yếu sử dụng nước từ hai con sông Hồng, sông Đà có thượng nguồn kéo dài qua nhiều địa phương mới mới về đến Hà Nội. Do đó, nguồn ô nhiễm, nguồn thải độc có cơ hội xâm nhập là rất lớn. Vì vậy trong quá trình khai thác cần phải đặc biệt lưu ý đến công tác đảm bảo an ninh nguồn nước, có những biện pháp phát hiện nhanh, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định “vùng phát thải thấp” (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Việc xây dựng những “vùng phát thải thấp” ở thời điểm hiện tại là cần thiết đối với Thủ đô.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động