Dân khốn khổ vì quy hoạch treo
![]() | Dân khốn khổ vì dự án treo |
![]() | Sắp giải phóng mặt bằng dự án treo 10 năm |
Có tận mắt chứng kiến những gì diễn ra ở Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt mới thấy hết nối “khốn khổ” của người dân. Tất cả họ đều có chung ước nguyện “biết đến bao giờ mới hết quy hoạch treo”!
Cái gì cũng tạm bợ…
Vừa qua, báo LĐTĐ nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân nghèo sinh sống tại Tổ 68 (phường Tương Mai) và tổ 41 (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) phản ánh về việc gặp quá nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của họ vì việc chậm trễ triển khai dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt, do Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư và được phê duyệt từ năm 2004.
Lần theo đơn kêu cứu, nhóm PV đã mục sở thị dự án khu đô thị này, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những căn nhà xập xệ, ẩm thấp, đường xá lầy lội, quanh khu vực người dân sinh sống cỏ mọc um tùm, khắp nơi bốc lên mùi xú uế của rác thải, cống rãnh…
![]() |
Đường vào khu dân cư lầy lội, nhiều ngôi nhà lụp xụp không được sửa chữa. Ảnh: Đỗ Đạt |
Chia sẻ về cuộc sống ở đây, ông Trường Sinh, người dân tại Tổ 41, Thịnh Liệt cho biết: “Hơn chục năm nay kể từ khi công bố quy hoạch dự án khu đô thị này chúng tôi phải sống trong cảnh khó khăn. Nước sạch và điện sinh hoạt bị cắt vì là khu vực quy hoạch. Muốn có nước sinh hoạt, chúng tôi phải kéo nhờ đường ống nước của các hộ gia đình gần đó và phải chịu mức phí là 15.000 đồng/1m3. Trong khi đó, giá điện sinh hoạt cũng phải thanh toán cao hơn mức bình thường. Hơn một năm trở lại đây khu vực chúng tôi mới được cấp nước sạch, sử dụng điện theo đúng giá nhà nước. Nhưng để có được những dịch vụ này, người dân hoàn toàn phải tự liên hệ, tự bỏ chi phí lắp đặt…”!
Cũng theo lời ông Sinh, khu vực này vốn là đất của 400 hộ dân, bao gồm cả phần đất nông nghiệp và một phần khu vực đất thổ cư đã có sổ đỏ. Vì thế, khi bị thu hồi ruộng, nhiều gia đình không có đất canh tác phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Hiện giờ chúng tôi chỉ muốn chủ đầu tư làm đúng theo luật đất đai và làm đúng theo pháp luật. Dự án bị quy hoạch treo quá thời hạn thì trả lại đất cho dân sinh sống, làm ăn.
Chia sẻ thêm về những khó khăn do “quy hoạch treo” gây ra, anh Đoàn Quốc Vương cũng ở Tổ 41, Thịnh Liệt thì cho rằng, khó khăn nhất là các cháu đến tuổi đi học, nhưng phải xin học trái tuyến. Hiện tôi có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 3, một cháu học lớp 6 đều phải học trái tuyển. Tất cả đều do quy hoạch treo, nên muốn xin học đúng tuyến cũng khó.
“Kể từ khi có quy hoạch đến nay, điều kiện sống của người dân chúng tôi ở đây khốn khổ vô cùng. Cái gì cũng thiếu, chúng tôi kiến nghị thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan chỉ lý giải, đất thuộc dự án nên các công trình dân sinh không được đầu tư. Nhưng chờ đợi đền bù, giải tỏa suốt chừng ấy năm vẫn chưa thấy gì, trong khi hàng ngày chúng tôi vẫn phải sống. Không những vậy, nhiều cháu nhỏ sống trong khu vực ô nhiễm môi trường, thường xuyên bị mắc các bệnh về hô hấp, dịch bệnh... Và tệ nhất là các cháu đến tuổi lấy vợ, lấy chồng hay sinh con đẻ cái, việc nhập hộ khẩu về đây khó khăn vô cùng khiến nhiều gia đình buộc phải nhập khẩu cho con tại nơi khác.”- anh Vương cho biết thêm.
Dự án bị treo, 13 năm qua, điều kiện sinh hoạt của người dân không được đảm bảo. Trong khi đó, các căn nhà ở tạm ngày một xập xệ không được sửa chữa. Nhiều gia đình ngao ngán rao bán nhà nhưng cũng không có người mua. Oái oăm hơn, một số hộ gia đình “nhanh tay” nhận tiền đền bù từ chủ đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết các chế độ liên quan như nhà tái định cư, đất canh tác…
Nhà tái định cư chưa có, dân đã bị yêu cầu di chuyển
Đỉnh điểm khiến hàng trăm hộ dân ở đây buộc phải viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng là ngày 23/6/2017 khi chính quyền địa phương gửi thông báo về việc: Tuyên truyền vận động, thuyết phục người sử dụng đất để điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất; thống kê nhà ở, tài sản…Tuy nhiên, tại buổi là việc, người dân đã rất bức xúc trước việc dự án bị quy hoạch treo đã lâu, nhưng không đưa ra bất kỳ một thông báo gia hạn nào.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng không đưa ra phương án cụ thể về việc bố trí nhà tái định cư cho dân… Nay khi tái khởi động dự án thì lại bắt các hộ dân phải thực hiện ngay việc giải phóng mặt bằng. Chưa hết, giờ chủ đầu tư dự án này lại là công ty có pháp nhân mới, nhưng chủ đầu tư lại không trình bày bất kỳ một văn bản, giấy tờ nào từ cơ quan chức năng chứng minh cho sự thay đổi của chủ đầu tư dự án, khiến nhiều người nghĩ dự án đã “bị bán”.
Trước sự việc dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt bị quy hoạch treo suốt 13 năm qua, ngày 19/6/2017, UBND TP Hà Nội đã ra Thông báo kết luận số 590 nêu rõ: “Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt tại các phường Tương Mai, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) phê duyệt từ năm 2004 đến nay, tiến độ triển khai dự án quá chậm, nguyên nhân chính là do Nhà đầu tư chưa chủ động triển khai dự án theo quy định”… |
Đặc biệt, để chứng minh việc chủ đầu tư chưa hề có nhà tái định cư cho dân, bà Vũ Thị Nga và ông Trường Sinh (cư dân Tổ 68 Tương Mai và 41 Thịnh Liệt) đưa chúng tôi ra khu vực mà chủ đầu tư quy hoạch xây nhà tái định cư. Theo ghi nhận của chúng tôi tới thời điểm hiện tại, khu đất dành để xây dựng nhà tái định cư nằm giáp bờ rào nghĩa trang làng Giáp Tứ vẫn bị bỏ hoang và quây tôn kín mít.
Trong khi đó, nhiều hộ gia đình đã bị thu hồi đất từ hơn chục năm nay, hiện vẫn phải sống tạm bợ trong những căn nhà thuê, hoặc những ngôi nhà xập xệ tại khu vực dự án treo. Thế nhưng, dự án thì vẫn “án binh bất động” và khi tái khởi động thì lại có nhiều sự thay đổi, khiến dân tỏ ra nghi ngại, thậm chí nhiều hộ gia đình kiên quyết không muốn rời đi.
Cũng theo bà Vũ Thị Nga, từ tháng 1 năm 1996, UBND TP Hà Nội có quy định khu vực nội thành Hà Nội không còn thu thuế nông nghiệp với các hộ cá thể. Vì thế, một số hộ gia đình tại phường Tương Mai (trước đây thuộc quận Hai Bà Trưng) đã được thực hiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở. Trong khi đó, một số hộ gia đình tại phường Thịnh Liệt, Tương Mai (Hoàng Mai) sau này, mặc dù có cùng nguồn gốc đất, nhưng chưa chuyển đổi được sang đất ở nên khi bị thu hồi đất làm dự án, thì giá trị đền bù đất thấp hơn nhiều, điều này khiến người dân rất bức xúc.
Cũng theo lời bà Nga, không chỉ việc giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, mà ngay cả việc đền bù giá đất nông nghiệp cho người dân cũng thấp vô cùng (mức giá đền bù đất nông nghiệp là 252.000đ/1m2, cộng chi phí phát sinh, hỗ trợ giá đền bù được tính lên mức 500.000đ/1m2). Trong khi đó, dự án đã bị treo hơn chục năm nay, thử hỏi với số tiền đó người dân làm sao mua nổi nhà để ở. “Dự án bị treo hơn chục năm, khi tái khởi động vào đầu năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thể đưa ra phương án chi tiết về việc xử lý nhà tái định cư cho người dân, trong khi đó họ lại ra thông báo yêu cầu người dân phải giao nhà, di dời khỏi khu vực quy hoạch như vậy có đúng không?”- bà Nga đặt câu hỏi.
Võ Giang – Đỗ Đạt
Kỳ 2: Chậm dự án nguyên nhân do đâu?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giao thông 22/04/2025 15:54

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn
Phòng chống cháy nổ 22/04/2025 13:35

Tàu xe “cháy” vé trước dịp nghỉ lễ
Giao thông 22/04/2025 06:23

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác
Môi trường 22/04/2025 06:17

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Giao thông 21/04/2025 07:33

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông
Môi trường 21/04/2025 05:53

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025
Môi trường 20/04/2025 21:56

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì
Môi trường 20/04/2025 06:35

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa
Môi trường 20/04/2025 06:35

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ
Giao thông 19/04/2025 22:30