Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, Hà Nội bước đầu đã thành công trong việc “đánh thức” tiềm năng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), khẳng định được uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và đây chính là vấn đề cốt lõi để các sản phẩm này vươn xa.
Hà Nội giới thiệu hàng nghìn sản phẩm OCOP của đồng bằng sông Hồng Nhiều giải pháp để quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín

Gắn số lượng với chất lượng

Là một trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước, đồng thời Hà Nội cũng là địa phương có số làng nghề lớn nhất với 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm 1/3 làng nghề truyền thống cả nước). Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP đến các địa phương, cũng như tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nhờ chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Ảnh: Đỗ Đạt

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, từ khi triển khai chương trình OCOP, đến nay thành phố đã có 1.649 sản phẩm của 426 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh được đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên. Trong số này có 4 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá, 11 sản phẩm có tiềm năng 5 sao đang chờ xem xét, thẩm định hồ sơ. Cùng đó, có 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm OCOP 3 sao.

Với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, các chủ thể tại 26 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch hoàn thiện và đăng ký tổng số 488 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP vào cuối năm. Trong số này có 301 mặt hàng thực phẩm, 129 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn lại là sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng đồ uống, thảo dược, vải và may mặc…

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó chánh Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội, con số đăng ký của các địa phương hiện nay đang vượt 88 sản phẩm so với mục tiêu ban đầu là 400 sản phẩm mà Thành phố đề ra. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sức lan tỏa của sản phẩm OCOP. Hiện nay, các sản phẩm OCOP đã và đang tạo dựng được thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng.

Có thể thấy, trong quá trình phát triển kinh tế, việc phát triển sản phẩm OCOP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các làng nghề tại Hà Nội. Nếu trước kia, những sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương được sản xuất theo phương thức truyền thống thì khi tham gia vào chương trình OCOP, sản phẩm truyền thống sẽ được sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chí chất lượng, được mang thương hiệu cụ thể như: Gạo hữu cơ Đồng Phú, nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, gốm sứ Bát Tràng, giò chả Ước Lễ… Nhờ đó, sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Chia sẻ về lợi ích khi tham gia chương trình OCOP và sản phẩm được gắn sao đánh giá chất lượng, ông Nguyễn Trung Dậu - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Chu Quyến (Ba Vì) cho biết, tham gia chương trình OCOP từ năm 2020, đến nay hợp tác xã đã có 4 sản phẩm rau củ đạt chứng nhận 3 sao gồm: Mướp, mướp đắng, bầu và mùng tơi. Việc được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã giúp các sản phẩm của Chu Quyến ngày càng được nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng biết đến; nhờ đó các sản phẩm rau củ của hợp tác xã đã kết nối và đưa vào hệ thống phân phối của các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố.

Được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch…, không vì chạy theo số lượng mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bị lỏng lẻo. Đặc biệt, quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP luôn được thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Các sản phẩm OCOP sau khi được gắn sao không chỉ giúp các địa phương có ý thức hơn trong việc nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm; mà còn giúp các chủ thể ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia chương trình đánh giá sản phẩm cấp quốc gia này. Qua đó, khẳng định được uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và đây chính là vấn đề cốt lõi để các sản phẩm OCOP vươn xa.

Mở rộng kênh phân phối

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thời gian qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tăng cường kết nối với các địa phương nhằm đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng; hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể.

Trong đó, cùng với việc triển khai các tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, tổ chức các sự kiện, hội chợ kết nối giao thương… đến nay, thành phố Hà Nội đã phát triển được 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, khách du lịch đến với Thủ đô. Đây là những điểm OCOP uy tín đã được các quận, huyện, thị xã lựa chọn, phát triển, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc quảng bá, kết nối giới thiệu sản phẩm luôn được Hà Nội chú trọng. Ảnh: Đỗ Đạt

Cụ thể, thời gian qua Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban nhân dân hai huyện Thanh Oai và Thường Tín, cùng các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng tổ chức khai trương các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Các điểm OCOP này đã giới thiệu đến người tiêu dùng hàng trăm mặt hàng là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề đặc sắc… Đây không chỉ là các sản phẩm OCOP đặc trưng trên địa bàn từng quận, huyện mà còn quảng bá và giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ông Nguyễn Trọng Khiển - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, cho biết, việc mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, giúp các làng nghề, cơ sở sản xuất mở rộng thị trường. Đặc biệt, chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng và giá trị, mẫu mã sản phẩm.

“Việc phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Thành phố trên địa bàn huyện sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm đặc trưng được kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như sự bảo đảm của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường quảng bá các sản phẩm rộng rãi trên thị trường trong và ngoài huyện”, ông Nguyễn Trọng Khiển nhấn mạnh.

Đánh giá về việc triển khai các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa bàn trên toàn thành phố, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngày càng mở rộng, len lỏi cả trong các khu dân cư, các vùng nông thôn, từ đó, giúp cho người dân toàn thành phố thuận tiện hơn trong việc mua sắm sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản chất lượng cao của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để các sản phẩm OCOP đến gần hơn nữa với người tiêu dùng, đại diện ngành Công Thương Hà Nội cũng đề nghị, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh… tiếp tục quan tâm để phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế./.

Đỗ Đạt

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động