Đánh thuế bất động sản “bỏ hoang” để chặn đầu cơ, tránh lãng phí?

Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là một đề xuất khá “táo bạo” của Hà Nội, nhưng việc xử lý các dự án này là rất cần thiết.
Giá bất động sản được dự báo còn tăng mạnh dù dịch COVID-19 bùng phát Dòng tiền vẫn vào bất động sản và nợ xấu tăng lên

Hiện nay, tại Thủ đô Hà Nội và khu vực lân cận đang tồn tại nhiều dự án bất động sản bỏ hoang, từ chung cư, nhà liền kề đến các biệt thự có giá lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi căn. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc chậm đưa vào sử dụng, nhưng có một điểm chung là các bất động sản bỏ hoang này đang làm xấu hình ảnh đô thị, lãng phí tài nguyên và tạo ra sự bức xúc trong nhân dân. Mới đây, Hà Nội đã đề xuất đánh thuế đối với các bất động sản bỏ hoang này. Đề xuất ngay lập tức gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận.

Điểm du lịch sinh thái Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội là một trong những dự án được phê duyệt tại thời điểm tỉnh Hà Tây chuẩn bị được sáp nhập với Hà Nội. Tại “điểm du lịch” này đã có đến 147 căn biệt thự được xây dựng từ 3-4 tầng với diện tích từ 250-500m2.

Theo quy hoạch, khu biệt thự này sẽ là vị trí trung tâm của quận Hoài Đức trong tương lai, với nhiều tuyến đường kết nối với các đô thị hiện hữu, trong đó có khu An Khánh. Mức giá hiện tại đã lên đến cả chục tỷ mỗi căn. Thế nhưng, sau hơn 10 năm xây dựng khu biệt thự này vẫn không có người ở và trở nên hoang tàn.

Đánh thuế bất động sản “bỏ hoang” để chặn đầu cơ, tránh lãng phí?
147 căn biệt thự bỏ hoang tại xã Song Phương-huyện Hoài Đức.

Điều đáng nói là chỉ trong vòng bán kính 10 Km quanh khu vực này, có đến hàng chục khu biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang từ 5-10 năm nay như Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Vân Canh, Khu đô thị Ledico (huyện Hoài Đức), Khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm)…

Chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho rằng, những bất động sản để bỏ hoang nhiều năm theo quy định phải đánh thuế, nhưng đánh thuế ở mức độ nào thì cần xem xét kỹ. Đánh thuế như thế nào để người ta chịu được nhưng phải đưa của cải vật chất này vào phục vụ cho xã hội.

“Không để tình trạng hiện nay rất nhiều nơi như Đức Giang, Gia Lâm, Bắc Ninh hay khu vực Hà Tây cũ rồi Vĩnh Phúc, Hưng Yên tồn tại hàng loạt bất động sản bỏ hoang. Tôi cho rằng, lẽ ra việc này ta phải làm từ lâu rồi”, ông Phú nêu quan điểm.

Theo đề xuất của TP Hà Nội, biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau 1 năm biệt thự vẫn bỏ hoang sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị. Bên cạnh đó, Hà Nội còn đề xuất xử phạt hành chính chủ sở hữu biệt thự, với mức phạt 10 - 20 triệu đồng/căn, đồng thời kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua từ ngôi nhà thứ hai trở lên. Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là một đề xuất khá “táo bạo” của Hà Nội, nhưng việc xử lý đối với các dự án này là rất cần thiết.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, các bất động sản như biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, nhếch nhác, thậm chí trở thành tụ điểm của các phần tử xấu, các tệ nạn xã hội. Vì vậy, làm thế nào để đưa những tài sản đó vào sử dụng và phát huy hiệu quả là vấn đề quan trọng.

“Có ý kiến cho rằng, họ có tiền họ đầu tư thì việc có sử dụng hay không là việc của họ. Nhưng ta phải nhìn thấy một vấn đề là sự nhếch nhác, mất an ninh, an toàn của đô thị là vấn đề lớn. Đây cũng là nguồn lực của xã hội mà cần thiết phải đem lại hiệu quả để làm cho nguồn vốn của xã hội được sử dụng một cách tốt nhất. Tôi cho rằng đề xuất giải pháp đánh thuế cao với những biệt thự, chung cư không đưa vào sử dụng là một trong những đề xuất hợp lý. Nhưng chúng ta phải đánh thuế cao, cao hơn mức cho thuê nhà, có thể cao gấp đôi mức cho thuê nhà”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong thì cho rằng, thu thuế nhà đất luôn là vấn đề nóng, không chỉ của Hà Nội. Những dự án không đưa vào sử dụng, sử dụng không hết công suất hoặc để lâu hiện nay khá phổ biến. Đây cũng là sự lãng phí tài sản công, tài nguyên của đất nước. Nỗ lực của Hà Nội trong việc thu thuế đối với các dự án này là hợp lý.

Mặc dù đến nay chưa có sự tổng kết, đánh giá về việc này và cũng chưa có quyết sách chính thức. Nếu là cá nhân thì áp dựng theo kinh nghiệm của nhiều nước theo nguyên tắc có nhiều tài sản thì phải đóng thuế nhiều, hàng năm để họ không coi việc tích lũy nhà đất như một loại tài sản tiết kiệm mà phải đưa vào sử dụng để mang lại hiệu quả cho xã hội. Còn đối với doanh nghiệp thì sử dụng những biện pháp thúc đẩy, nếu dự án có thời hạn, có thể sử dụng biện pháp gia tăng, lũy tiến về tài chính để buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh để đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng.

“Chúng ta không thể duy ý chí khi đưa ra một chính sách áp dụng đồng loạt theo kiểu cưỡng bức, mà cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể các lý do. Các dự án này là cả một quá trình tích lũy theo thời gian nên lý do rất phức tạp. Thậm chí, tiêu chí thế nào là bỏ hoang cũng chưa rõ. Vì vậy, cần làm rõ tất cả các tiêu chí nhận diện cũng như các lý do và cơ chế xử lý. Nên lấy ý kiến, đánh giá đồng thuận sau đó mới triển khai, như vậy, mức độ đồng thuận sẽ cao hơn và tính hiệu quả cũng cao hơn. Trước hết, nên tập trung vào những nhóm đất nằm ở vị trí vàng, vị trí nội đô và những dự án mà lý do rõ ràng không thể biện minh”, TS. Nguyễn Minh Phong nêu ý kiến.

Đánh thuế bất động sản “bỏ hoang” để chặn đầu cơ, tránh lãng phí?
Những biệt thự bỏ hoang gần 10 năm đã bị xuống cấp.

Một số ý kiến cho rằng, đánh thuế giảm đầu cơ sẽ giúp thị trường bất động sản trở về với giá trị thật. Những người thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận với nhu cầu nhà ở, giải quyết tận gốc tình trạng gom đất đầu cơ, thổi giá. Mặc dù vậy, khi đưa ra quyết định đánh thuế đối với bất động sản chậm đưa vào sử dụng, cần rất thận trọng và có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Khi chủ trương chưa rõ, chưa có những tiêu chí nhận diện và những chế tài cụ thể thì rất khó triển khai. Khó cho nhà đầu tư và khó cho các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, cần có thông tin cụ thể về các dự án, từ đó phân tích các nhóm nguyên nhân, nhóm chế tài và các nhóm xử lý khác nhau để có giải pháp phù hợp. Quan trọng là định vị rõ các tiêu chí cũng như các chế tài cụ thể, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan./.

Theo Thành Trung/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/bat-dong-san/danh-thue-bat-dong-san-bo-hoang-de-chan-dau-co-tranh-lang-phi-873337.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Xem thêm
Phiên bản di động