Đấu giá quyền sử dụng đất công khai tạo môi trường công bằng cho nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Đấu giá quyền sử dụng đất: Thực tiễn và giải pháp” diễn ra vào sáng 20/4 tại TP.HCM tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, những động thái bỏ cọc của doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với mức giá kỷ lục đã làm dấy lên nhiều quan điểm nghi ngại và trái chiều nhau.
TP.HCM phát hiện 315 trẻ em bị hội chứng MIS-C sau mắc Covid-19 Công an TP.HCM kết luận vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong TP.HCM: Ra mắt mô hình Thư viện số, đọc sách qua mã QR code

Đấu giá đất phải công khai, minh bạch

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp cho biết, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay còn tồn tại một số vướng mắc liên quan đến sự không thống nhất giữa các quy định của pháp luật đất đai và quản lý thuế về thời hạn nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Đấu giá tài sản thì người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá; kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đấu giá quyền sử dụng đất công khai tạo môi trường công bằng cho nhà đầu tư
Toàn cảnh Hội thảo “Đấu giá quyền sử dụng đất: Thực tiễn và giải pháp” diễn ra sáng 20/4.

"Trên cơ sở đó, việc nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, không thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu giá tài sản. Tuy nhiên, quy định pháp luật và việc áp dụng các quy định việc nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất này tại các địa phương đang không nhất", ông Bình cho biết.

Cụ thể, một số địa phương đang căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 1 Nghị định 148 của Chính phủ, trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền đúng phương án đấu giá quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật”. Ở các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình... quy người trúng đấu giá phải nộp tiền trúng đấu giá trong 30 ngày, Vĩnh Phúc quy thời hạn này là 20 ngày.

Một số địa phương khác như Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM căn cứ theo Nghị định số 126 của Chính phủ hướng dẫn Luật Quản lý thuế thì quy định chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo và chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại.

Tiến sĩ Đoàn Thị Phương Diệp (Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, đấu giá quyền sử dụng đất là con đường gần như duy nhất để chủ đầu tư có thể tiếp cận đất công. Như vậy, vấn đề còn lại để có thể thực thi một cách tốt nhất quyền này trên cơ sở đảm bảo lợi ích công và lợi ích người dân nói chung là việc cải tiến thủ tục đấu giá để minh bạch, rõ ràng và khách quan nhất có thể.

Một vấn đề được bà Diệp nhấn mạnh là năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá. Theo bà Diệp, hiện nay, tại Điều 58 - Luật đất đai chỉ yêu cầu để có thể tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải “có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư”.

Tuy nhiên, năng lực tài chính “để đảm bảo” là như thế nào thì chưa được xác định rõ. Điều này có thể dẫn đến kết quả chủ đầu tư tham gia đấu giá đã trúng đấu giá nhưng không có năng lực tài chính để xác lập giao dịch như đã xảy ra thời gian qua.

Kiến tạo môi trường đầu tư lành mạnh

Liên quan đến vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, những động thái bỏ cọc của doanh nghiệp trúng đấu giá đát Thủ Thiêm với mức giá kỷ lục đã làm dấy lên nhiều quan điểm nghi ngại và trái chiều nhau.

"Những thông tin liên tiếp, gần như chưa có tiền lệ cùng các sự kiện diễn ra liên tiếp càng làm cho cái nhìn về phiên đấu giá đất Thủ Thiêm có phần e ngại và tiêu cực. Tuy nhiên, có một vài khía cạnh cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra đánh giá về phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, cũng như hướng đi trong việc giao đất cho các nhà đầu tư", ông Đính phát biểu.

Ông Đính cho rằng, Thủ Thiêm có vị trí và vai trò tương tự như các đô thị trung tâm có giá trị cao như Manhattan (Mỹ) hay Phố Đông (Trung Quốc), cần được xem xét tương quan với các đô thị cao cấp của thế giới và khu vực. Thủ Thiêm sau nhiều năm thực hiện chiến lược quy hoạch, với sự tham gia của các nhà phát triển, về cơ bản đã là một khu đô thị với hạ tầng hoàn chỉnh, chỉ chờ khai thác. "Do vậy, việc xem xét đánh giá cần được tập trung, giới hạn vào đúng bối cảnh thực tế, tránh mở rộng và suy diễn".

Ông Đính khuyến nghị TP.HCM xem xét việc tiếp tục cho đấu giá khu đất Thủ Thiêm để chuyển giao các lô đất còn lại, có thể tham khảo và điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Diện tích "đất vàng" còn lại của Thành phố chỉ có thể bán được một lần duy nhất, nên tại bất cứ thời điểm nào cần thu về lợi ích tối đa cho Thành phố, làm nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội.

Đấu giá quyền sử dụng đất công khai tạo môi trường công bằng cho nhà đầu tư
Ông Lê Hoàng Châu nhận định Luật Đấu giá tài sản hiện vẫn còn thiếu sót.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) khẳng định, đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất là hai phương thức góp phần kiến tạo môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng, các nhà đầu tư. Đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch sẽ giúp các nhà đầu tư cùng chào giá nhằm xác định được mức giá theo mục đích của từng nhà đầu tư.

“Nhà nước không đặt mục tiêu thu tiền sử dụng đất nhiều mà vấn đề là nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Điều quan trọng nhất không phải là đất vàng mà là đất vàng đó có công trình đầu tư hay không. Đất vàng không có đầu tư hoặc suất đầu tư không tương xứng thì cũng không có giá trị gì. Tôi ủng hộ đấu giá quyền sử dụng đất công khai minh bạch nhưng đừng quên đấu thầu dự án có sử dụng đất", ông Châu nhận định.

Ông Châu khẳng định TP.HCM đã thực hiện việc đấu giá 4 lô đất vàng ở Thủ Thiêm là đúng quy định pháp luật. Theo quy định của pháp luật về đấu giá, có 4 hình thức đấu giá, gồm: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói (được áp dụng tại phiên đấu giá đất Thủ Thiêm), đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, đấu giá trực tuyến.

"Luật Đấu giá tài sản hiện vẫn còn thiếu sót, vì luật đang áp dụng chung cho các loại tài sản nhưng khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là đất công thì cần có quy định riêng", ông Châu cho biết.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

(LĐTĐ) Trang bị "xịn" ngang với xe 4 - 5 tỷ đồng trong khi mức giá "mềm" hơn hẳn, chính sách ưu đãi khủng lên tới hơn nửa tỷ đồng, hãng cam kết linh kiện, phụ tùng hậu mãi chỉ trong 24 giờ,… dễ hiểu vì sao nhiều khách hàng đang muốn nhanh tay chớp cơ hội "ngàn năm có một" để rinh về VinFast VF 9.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.

Tin khác

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động