Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

(LĐTĐ) Lưu lượng mưa quá lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, lại hệ thống thoát nước một số nơi chậm tiến độ khiến Thành phố ngập lụt diện rộng trong những trận mưa vừa qua. Vấn đề đặt ra, cần đẩy nhanh tốc đô thi công các dự án thoát nước.
Chia sẻ, động viên công nhân thoát nước Thủ đô giữa cao điểm mưa bão Công nhân thoát nước Thủ đô ứng trực 100%, sẵn sàng ứng phó bão số 2

Hệ thống chưa hoàn chỉnh

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống thoát nước khu vực đô thị Hà Nội mới được đầu tư cải tạo cơ bản đồng bộ ở lưu vực sông Tô Lịch (phạm vi 77,5km2, gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai) nên cơ bản mới chỉ đáp ứng yêu cầu thoát nước với cường độ mưa 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ thống, 50mm/giờ đối với hệ thống cống. Còn các khu vực khác: Long Biên (thuộc lưu vực sông Cầu Bây); Hà Đông, Nam Từ Liêm (thuộc lưu vực sông Nhuệ) thời quan qua có tốc độ đô thị nhanh, song hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, cải tạo đồng bộ, vẫn chủ yếu tự tiêu, tự chảy theo mương nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào mực nước các sông Nhuệ, sông Cầu Bây. Để hoàn thiện các hạng mục chính theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013), thành phố Hà Nội đã cho xây dựng Trạm bơm Liên Mạc (công suất 170m3/giây); Trạm bơm Gia Thượng, Cự Khối (tổng công suất 65m3/giây) và các công trình đầu mối kèm theo như kênh dẫn, kênh xả, hồ điều hòa... chưa được đầu tư xây dựng; Trạm bơm Yên Nghĩa (công suất 120m3/giây) đã hoàn thành đầu tư xây dựng từ năm 2021, song kênh dẫn nước về trạm bơm (kênh La Khê) vẫn thi công dang dở...

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước
Dự án mương dẫn La Khê chậm tiến độ, chưa hẹn ngày về đích gây ảnh hưởng đến công suất hoạt động trạm bơm Yên Nghĩa.

Như vậy, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ thống thoát nước, trạm bơm, cải tạo hồ chứa nước trong các quận nội thành và khu vực phía Tây. Thế nhưng đến nay, cứ mưa lớn là Hà Nội lại quay cuồng với ngập lụt, phố phường như sông, sinh hoạt của người dân Thủ đô vẫn đảo lộn vì ngập. Nguyên nhân thì chỉ có 1, đó là tất cả các công trình nêu trên đều chưa hoàn thiện, chậm tiến độ hoặc không hoạt động hết công suất vì nhiều lý do khác nhau.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Trạm bơm Liên Mạc được phê duyệt lần đầu vào năm 2013, với diện tích sử dụng đất khoảng 42,4ha, trong đó diện tích đất thu hồi vĩnh viễn khoảng 38,5ha và thu hồi tạm thời khoảng 3,9ha. Tổng mức đầu tư của dự án này là 4.242 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.716 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 855 tỷ đồng... Tại thời điểm phê duyệt lần đầu, tiến độ dự án thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2015 nhưng đến nay, nghĩa là sau hơn 10 năm, dự án vẫn chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Còn dự án trạm bơm Yên Nghĩa, mặc dù đã hoàn thành đầu tư xây dựng từ năm 2021, nhưng kênh dẫn nước về trạm bơm (kênh La Khê) hiện vẫn thi công dang dở và đang đình trệ do vướng trong công tác giải phóng mặt bằng. Còn tại khu vực Đại lộ Thăng Long, quá trình đô thị hóa đã biến các khu vực trũng thấp, trước đây là vùng chứa nước điều hòa, trở thành các khu đô thị với mật độ bê tông hóa cao. Hạ tầng kỹ thuật thoát nước chưa được đầu tư tương xứng, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan đã biến các hầm chui dân sinh số 3, 5, 6 và Km9+656 Đại lộ Thăng Long - nơi có cao độ nền đường thấp hơn 0,5-0,7m so với nền đường xung quanh, thành nơi chứa nước. Khi mực nước sông Nhuệ và sông Cầu Ngà dâng cao, thậm chí nước còn chảy ngược trở lại các khu vực này.

Cần đảm bảo tiến độ các dự án

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố hiện nay mới chỉ hoàn chỉnh theo quy hoạch ở khu vực các sông Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu, diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ). Hệ thống thoát nước ở khu vực phía Tây Thành phố như quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… vẫn chỉ nằm trên lý thuyết. Trong khi đó, hệ thống thoát nước trong khu vực nội thành của Hà Nội hiện nay cũng chỉ đáp ứng được lượng mưa 100mm/2h. Còn nếu lượng mưa trên 100mm/2h sẽ gây quá tải, dẫn đến ngập úng.

Cũng cần phải nói thêm rằng, đó mới chỉ là thống kê tại các khu vực có hệ thống thoát nước của Thành phố do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội quản lý, còn đối với các ngõ, xóm thuộc hệ thống quản lý của quận, huyện thì tình trạng còn phức tạp hơn rất nhiều. Qua duy trì hệ thống thoát nước khu vực nội đô, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho hay, nhiều dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của các trục thoát nước chính. Trong khi đó, tình trạng vi phạm các quy định về thoát nước ở một số khu vực vẫn tiếp tục xảy ra, điển hình như việc người dân tự ý đặt các tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước; xây dựng bục bệ, cầu dẫn lên vỉa hè gây cản trở dòng chảy; vứt rác thải, phế thải xuống hệ thống kênh, mương, cống thoát nước...

Trả lời phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, hiện tại, Hà Nội có 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải. Trong đó có 5 dự án nhóm B và 3 dự án nhóm A. 4 trong số 5 dự án nhóm B đã được trình thẩm định, còn lại dự án Trạm bơm Gia Thượng cần chờ quận Long Biên điều chỉnh vị trí trạm bơm, sau đó sẽ trình ngay đề xuất chủ trương. Đối với 3 dự án nhóm A, bao gồm Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, và Dự án thoát nước và cải thiện môi trường Long Biên - Gia Lâm, là 3 dự án lớn, do đó cần rà soát kỹ khi lập đề xuất chủ trương để đảm bảo báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi đồng bộ, tránh tình trạng điều chỉnh nhiều lần. Sau khi hoàn thiện, Sở Xây dựng sẽ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình Hội đồng nhân dân vào kỳ họp cuối năm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9: Trời nhiều mây, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/9: Trời nhiều mây, cục bộ có nơi mưa to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Xem thêm
Phiên bản di động