Đê điều trong mùa mưa bão: Tuyệt đối không được chủ quan!

(LĐTĐ) Với đặc điểm địa lý, khí hậu cộng thêm diễn biến ngày càng khắc nghiệt do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, một số huyện ngoại thành như Mỹ Đức, Chương Mỹ… vốn được xem là “tâm điểm” của nguy cơ xảy ra thiên tai bão lụt ở Hà Nội. Việc tính toán các biện pháp ứng phó - “chạy” trước mưa bão, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của khi mưa bão xảy ra… luôn là nỗ lực không bao giờ thừa.
Nguy cơ úng ngập từ các công trình xây dựng Hoàn thiện phương án ứng phó với các tình huống thiên tai trong năm 2020 Chú trọng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

Từ sự cố sụt lún nghiêm trọng cống qua đê Đáy…

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sụt, sập cống xả trạm bơm tiêu Tảo Khê qua đê hữu Đáy, thuộc địa bàn xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức). Theo đó, do ảnh hưởng của các trận mưa lớn kéo dài dịp cuối tháng 8/2020, cống xả của trạm bơm tiêu Tảo Khê đã bị sụt, sập.

Sau khi sự cố xảy ra, có mặt tại xã Bột Xuyên trong những ngày cuối tháng 9, theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tuyến đường qua cống xả của trạm bơm tiêu Tảo Khê đã được trám lấp, gia cố lại, không còn những hố sụt lún. Tuy nhiên, vùng đất, những tuyến đường xung quanh vẫn còn dấu vết của sự sụt lún.

Đê điều trong mùa mưa bão: Tuyệt đối không được chủ quan!
Sự cố sạt lở nghiêm trọng tại trạm bơm tiêu Tảo Khê đã được trám lấp tuy nhiên nỗi lo sạt lở vẫn hiện hữu (Ảnh: Minh Phương)

Người dân cho biết, chưa năm nào bờ sông sạt lở mạnh như năm nay, nhất là từ ngày cuối tháng 8 đến nay, đất đá bị sạt lở, kéo tuột xuống kênh mương trước mặt. Chỉ tay ra hàng cây, bụi tre giờ đã nằm giữa kênh nước, anh Kim Đại Nghĩa (người dân sống gần đây) cho biết, hàng cây này trước đó còn nằm trên bờ nay đã bị mưa lớn, nước cuốn tận ra ngoài đó. Anh Nghĩa thở dài lo lắng: “Không biết nó còn sụt lở đến bao giờ nữa đây”.

Cũng là người đầu tiên phát hiện ra sự cố sập cống trạm bơm Tảo Khê, anh Nghĩa cho biết, ngay sau khi cơn mưa lớn gần tạnh, khoảng 17h ngày 19/8/2020, vừa đi qua đoạn đường quanh cống đê Đáy thuộc khu vực trạm bơm tiêu Tảo Khê, anh giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn. Bất ngờ quay người lại, trước mắt anh Nghĩa cống xả của trạm bơm tiêu Tảo Khê đã bị sập, tạo thành hố sâugây sụt mặt đê, thân đê phía trên cống. Ngay lập tức, anh Nghĩa báo lên các cấp chính quyền để xử lý.

Nhận được tin báo của người dân, ông Kim Mỹ Linh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp xã Bột Xuyên cùng cơ quan chức năng lập tức có mặt tại hiện trường để xem xét, khắc phục sự cố. Ông Kim Mỹ Linh cho biết, sau đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 17-19/8, cống qua đê Đáy trạm bơm tiêu Tảo Khê xuất hiện sự cố sụt phía thượng lưu cống dẫn đến sạt mặt đê Hữu Đáy. Ban đầu, sự cố sụt lún chỉ sâu khoảng 2 m, sau đó, tiếp tục lan rộng sâu 5m. Đến 5h ngày 20/8, kích thước vị trí sụt mở rộng khoảng 8m, dài 10m, rộng 9m, gây sụt toàn bộ mặt đê, thân đê phía trên cống, sập đổ hoàn toàn cống qua đê.

Về việc sụt, lún cống tiêu Tảo Khê, ông Linh cho rằng đây là một trong những sự việc nghiêm trọng xảy ra tại địa phương. Bởi cống qua đê Hữu Đáy được xây dựng từ năm 1986, có khẩu độ rộng 1,8m, cao 2m. Cống có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khoảng 250ha sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của xã Bột Xuyên và hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Lai Tảo (xã Bột Xuyên). Cống có kết cấu xây bằng đá hộc, trần bằng tấm bê tông cốt thép. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, cống bị xuống cấp, xảy ra sự cố.

Vào thời điểm xảy ra sự cố, lúa, hoa màu của người dân trên địa bàn vẫn chưa thu hoạch, do vậy, sự việc xảy ra khiến ai nấy đều lo lắng. Theo ông Linh, trạm bơm Tảo Khê vẫn là hệ thống tiêu chính của xã Bột Xuyên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Nếu cống ở đây không tiêu được thì sẽ khiến nước ở trong các làng cũng không chảy được, ngập úng luôn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân bởi xã Bột Xuyên có diện tích đất nông nghiệp lớn, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả.

“Sau khi sự cố sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại cống xả của trạm bơm tiêu Tảo Khê, các cơ quan chức năng đã rất kịp thời xử lý, lấp đoạn sụt lún lại thì phải tiêu theo mương khác. Theo đó Ủy ban nhân dân xã, Hợp tác xã cùng với Xí nghiệp Thủy lợi đã nhanh chóng dọn, khơi thông, làm thành hệ thống tiêu qua trạm bơm An Mỹ. May mắn là các lực lượng chức năng tiêu nước rất kịp thời ngay trong đêm. Nếu thời điểm ấy tiêu không kịp thời thì lúa, hoa màu cũng như nhà của người dân trong xã rất có thể bị ngập”, ông Kim Mỹ Linh cho biết.

…Đến nỗ lực khắc phục sự cố

Theo ông Trần Xuân Hải – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bột Xuyên, khoảng 17h ngày 19/8, sau khi nhận được tin báo của người dân, Ủy ban nhân dân xã Bột Xuyên đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các phương tiện đi lại, tổ chức lực lượng thường trực 24/24 để canh gác, theo dõi diễn biến sự cố và đảm bảo an ninh trật tự. Ủy ban nhân dân xã cũng đã huy động lực lượng an ninh khoảng 50 người để chặn chốt 2 đầu, xử lý đường dây điện chạy qua, phát quang bụi rậm đoạn đê xảy ra sự cố.

Đê điều trong mùa mưa bão: Tuyệt đối không được chủ quan!
Hình ảnh cống xả trạm bơm tiêu Tảo Khê (Ảnh: Minh Phương)

Còn ông Trương Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng phụ trách Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của xã Bột Xuyên, Phòng Kinh tế đã báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tại báo cáo nhanh số 52/BC-KT ngày 19/8/2020; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã có báo cáo số 05.

Theo đó, 22h30 ngày 19/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã phối hợp với Hạt quản lý đê Ứng Hòa - Mỹ Đức, Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy lợi Mỹ Đức và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban nhân dân xã Bột Xuyên họp để chốt phương án xử lý sự cố giờ đầu. Sáng ngày 20/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã ban hành Văn bản số 05/BCH về việc ứng phó với sự cố sụt cống qua đê Đáy, trạm bơm tiêu Tảo Khê (xã Bột Xuyên).

Đến 6h30 ngày 20/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã phối hợp với xã Bột Xuyên huy động lực lượng khoảng 100 người; vật tư huy động khoảng 100 mét khối cát, 300 mét khối đất đá, trên 2.000 bao tải, 30 rọ sắt, 2 máy xúc và 7 ô tô tải. Kết quả đến 18h ngày 20/8 đã xử lý, trám lấp được khoảng 60% hố sụt. Chiều 20/8, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi Cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội đã đi kiểm tra, cho ý kiến chỉ đạo, tiếp tục thực hiện xử lý vị trí sạt lở, tổ chức ứng trực phòng, chống thiên tai theo quy định.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sụt, sập cống xả Trạm bơm tiêu Tảo Khê qua đê Hữu Đáy, thuộc địa bàn xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức). Ủy ban nhân dân thành phố giao huyện Mỹ Đức thực hiện dự án xử lý cấp bách sự cố nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố về nguồn vốn, cân đối bố trí vốn để thực hiện dự án này...

“Sáng 21/8, trên địa bàn xã Bột Xuyên lại tiếp tục xảy ra mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Bột Xuyên đã tiếp tục huy động 10 người chốt chặn 2 đầu và theo dõi diễn biến sự cố. Đến chiều, tiếp tục huy động lực lượng 20 người, vật tư huy động khoảng 70 mét khối base, 1 máy xúc và 3 ô tô tải. Kết quả, đến 17h cùng ngày đã cơ bản hoàn thành công tác xử lý sự cố giờ đầu. Với tổng nhân lực khoảng 180 người, vật tư 100 mét khối cát, 300 mét khối đất đá, trên 2.000 bao tải, 30 rọ sắt, 70 mét khối base, 3 máy xúc và 10 ô tô tải”, ông Trương Anh Tuấn cho biết.

Sau khi sự cố xảy ra tại trạm bơm tiêu Tảo Khê, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức cũng đã đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho xử lý cấp bách dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cống bơm tiêu Tảo Khê. Đề nghị Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy quan tâm, chỉ đạo Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy lợi Mỹ Đức thực hiện các phương án đảm bảo tiêu thoát nước khi có tình huống mưa lớn tiếp tục xảy ra trên địa bàn, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân xã Bột Xuyên .

Nỗi lo vẫn rình rập

Mặc dù sự việc xảy ra được các cấp chính quyền nhanh chóng giải quyết, tuy nhiên nhiều người dân xã Bột Xuyên vẫn lo lắng bởi mùa mưa lũ đang cận kề. Theo chia sẻ của anh Kim Đại Nghĩa, khi mới bắt đầu xảy ra sự cố anh vô cùng lo lắng, bởi gia đình anh ngay ở gần trạm bơm tiêu Tảo Khê. Những năm qua, nhiều lần anh Nghĩa cũng đã chứng kiến việc sụt lún ở mức độ nhỏ của cống xả.

Đê điều trong mùa mưa bão: Tuyệt đối không được chủ quan!
Cống xả trạm bơm Tiêu Khê bị sụt lún ngày 19/8 (Ảnh: L.Thảo)

“Trước đây, chỗ tôi đang ở thuộc địa bàn xã, giao thông, đi lại cũng ít người quan tâm. Nếu trời mưa to, đêm tối xảy ra sự cố thì tôi cho rằng cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Cách đây nhiều năm, vào mùa mưa lũ, quanh khu vực này nước sông cũng lên cao, vào đến vườn, các cơ quan chức năng và người dân cũng phải thường xuyên thực hiện đắp đê phòng lũ”, anh Nghĩa cho biết.

Từng bị nước lũ lên cao, nước đến tận vườn làm ngập các cây ăn quả, anh Nghĩa hiểu được giá trị của cống xả trạm bơm tiêu Tảo Khê đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Do vậy, từ trước đến nay, anh Nghĩa cũng như nhiều người dân xung quanh đã chủ động trồng cây, trồng tre ven cống để giữ đất. “Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp tạm thời, tôi hi vọng trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng khắc phục sự cố, khơi thông lại trạm bơm tiêu Tảo Khê để đảm bảo an toàn cho đời sống nhân dân tại địa phương”, anh Nghĩa bày tỏ.

Cùng chung nỗi lo, ông Kim Mỹ Linh cũng cho biết, các cơ quan chức năng thông báo sẽ bắt đầu khơi thông lại cống xả trạm bơm tiêu Tảo Khê trong năm nay. Theo đó, thời điểm từ nay đến cuối năm hệ thống tưới tiêu chính của địa phương vẫn sẽ là tiêu qua trạm bơm An Mỹ. “Việc tiêu qua trạm bơm An Mỹ vốn là tiêu ngược, do vậy tốc độ tiêu sẽ chậm hơn. Việc tiêu chậm hơn cũng sẽ khiến cho nguy cơ ngập úng, sạt lở xảy ra cao hơn, nhất là thời điểm mùa mưa lũ sắp đến”, ông Linh nhận định.

Không chỉ riêng Mỹ Đức, mà trước đó, Hà Nội cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp với hàng loạt sự cố sạt lở tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai…Tình trạng sạt lở không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn đe dọa đến tính mạng hàng triệu người dân. Do vậy, việc tìm giải pháp để hạn chế những thiệt hại và rủi ro do sạt lở, sụt lún đất là một yêu cầu cấp bách cần đặt ra tại Hà Nội khi mùa mưa lũ đang đến gần./.

Kim Tiến – Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động