Để không còn bạo lực học đường

Bạo lực học đường ngày càng có chiều hướng gia tăng về số vụ lẫn hành vi, đây là tiếng chuông báo động đã đến lúc các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải vào cuộc để chấm dứt tình trạng này.
Nỗi ám ảnh mang tên “bạo lực học đường” Tăng cường bảo đảm an toàn trường học Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

Môi trường học đường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức chuyên môn (tự nhiên, xã hội) mà còn là nơi giáo dục về văn hóa, nơi “khởi nguồn” về giá trị văn hóa cho hiện tại lẫn tương lai. Ấy vậy mà thời gian qua, bên cạnh “phong trào” nói tục đang lên ngôi trong hệ thống trường học, đặc biệt từ bậc trung học cơ sở đến đại học, lại còn diễn ra vấn nạn bạo lực học đường.

Thời công nghệ số, mạng xã hội, chứng kiến nhiều vụ bạo lực học đường, trong đó có những vụ hết sức dã man không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến nhân phẩm và để lại di chứng về nỗi đau tinh thần.

Để không còn bạo lực học đường
Ảnh minh họa.

Có nhiều người đặt câu hỏi, tại sao các em đang sống trong môi trường bình yên, sung túc, được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất về vật chất, tinh thần mà xã hội, gia đình dành cho các em, nhưng số vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng? Văn hóa nói tục đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào “ngõ ngách” của giới trẻ, trong đó có chốn học đường?

Để trả lời câu hỏi này, qua thực tiễn có thể đúc kết ra một số nguyên nhân chính. Thứ nhất, học sinh bị ảnh hưởng bởi một bộ phận xã hội đang có chiều hướng xuống cấp về đạo đức. Không ít người ngoài xã hội, cứ mở miệng giao tiếp với nhau là “văng” đủ thứ ngôn từ, thậm chí nhiều nhà, ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình cũng vậy.

Dẫn đến việc trẻ bị nhiễm thói hư về ngôn ngữ giao tiếp bao giờ không hay. Tiếp đó, do sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự lên ngôi của mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok mà ở đó có nhiều những thứ cuốn hút theo hướng tốt thì ít, mà độc hại... thì nhiều. Cái tốt không học, cái xấu thẩm thấu nhanh, lại hấp dẫn, vì thế không ít trẻ đã tiếp nhận cái xấu khi nào không hay.

Trong khi đó, rất nhiều gia đình buông lỏng việc quản lý con cái dùng điện thoại, mạng xã hội… cái xấu càng có điều kiện len lỏi vào học sinh. Điều cuối cùng cũng không thể xem nhẹ, đó là do áp lực học tập làm cho không ít học sinh bị ức chế tâm lý, dẫn tới hành vi không chuẩn mực, thậm chí cả bạo lực học đường.

Vấn đề đặt ra chúng ta phải cần có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên? Trước hết về phía gia đình, phải thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm tình hình học sinh, nếu có điều gì thì kịp thời chấn chỉnh. Tiếp đó, cần quản lý chặt hơn việc con em sử dụng điện thoại, máy tính. Kiên quyết không để con em tự do sử dụng, phải đặt trong vòng kiểm soát. Đặc biệt, mỗi thành viên trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ phải nói lời hay ý đẹp để gieo vào các con tâm hồn đẹp.

Về phía nhà trường, cần phải kiểm soát chặt chẽ, phát hiện từ đầu đối với những học sinh có biểu hiện như nói tục, hành vi bất thường để tìm hiểu nhằm phối hợp với gia đình kịp thời điều chỉnh. Đặc biệt, cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, các trường cần phải tăng cường biện pháp truyền thông để giáo dục học sinh nâng cao nhận thức.

Chẳng hạn, mỗi tuần, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức những lớp nói chuyện chuyên đề, mời các chuyên gia đến nói chuyện cũng như các bạn học sinh được trực tiếp thảo luận các chủ đề để cùng nhau tháo gỡ; tiếp tục phát động phong trào “học sinh nói lời hay làm việc tốt” với quan điểm “cái đẹp đẩy lùi cái xấu”.

Đồng thời, cần có kiến nghị lên cấp có thẩm quyền về việc kiên quyết có hình thức phạt thật nặng như hạ hạnh kiểm với những học sinh có hành vi bạo lực, nói tục… cho dù là lần đầu để cảnh tỉnh đối với các bạn khác. Có như thế mới hy vọng bạo lực học đường được kéo giảm.

L.Hà

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động