Để kinh tế ban đêm thực sự hiệu quả: Quan trọng khâu quy hoạch và quản lý

(LĐTĐ) Việc phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu, thúc đẩy tăng trưởng du lịch của Hà Nội thời gian tới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia vẫn cần các chính sách, quy hoạch phù hợp để phát triển kinh tế ban đêm bền vững, phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi, tín ngưỡng văn hóa.
Quy hoạch khu phố cổ, khu thương mại và chợ đêm để tái hiện Hà Nội 36 phố phường Phát triển kinh tế đêm là xu thế tất yếu

Khai thác hiệu quả tiềm năng

Mới đây, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã hoạt động trở lại sau gần 10 tháng tạm dừng do dịch Covid-19. Trong những ngày đầu hoạt động, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, tạo một không gian vui chơi an toàn cho người dân dịp cuối tuần.

Cùng gia đình đến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm trong ngày đầu hoạt động trở lại, chị Nguyễn Thị Nga (Bắc Từ Liêm) cảm thấy vô cùng thích thú. “Đã lâu lắm rồi trên những không gian phụ cận khu phố đi bộ về đêm mới gặp hình ảnh những vị khách du lịch nước ngoài, các hoạt động văn hoá, văn nghệ diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân Thành phố tham dự như vậy. Tôi hi vọng Hà Nội sẽ có thêm nhiều các không gian vui chơi, giải trí ban đêm như thế này”, chị Nga bày tỏ.

Để kinh tế ban đêm thực sự hiệu quả: Quan trọng khâu quy hoạch và quản lý
Việc phát triển kinh tế ban đêm ở Hà Nội tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách hơn.

Trên thực tế, những năm gần đây, vấn đề phát triển kinh tế ban đêm là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của các ban ngành quản lý, các nhà đầu tư và cộng đồng xã hội.Trước đó, nhiều cử tri quận Cầu Giấy cũng đã đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố nghiên cứu, có giải pháp nhằm khai thác và phát triển mạnh hơn nữa kinh tế ban đêm của Hà Nội. Trả lời ý kiến của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVII về vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội khẳng định, Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế ban đêm.

Bởi lẽ, Hà Nội là trung tâm văn hóa - chính trị của cả nước, là trung tâm du lịch với rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Những năm gần đây, ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Việc phát triển kinh tế ban đêm mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế, là một phần không thể thiếu của phát triển du lịch.

Hà Nội có tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống các đơn vị biểu diễn phục vụ du khách các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống hấp dẫn; các nhà hàng, quán ăn giới thiệu ẩm thực của Hà Nội và quốc tế, nhiều trung tâm mua sắm lớn với trên 1.100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 60 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Tính đến tháng 12/2020, Hà Nội có xấp xỉ 3.600 khách sạn và cơ sở lưu trú với trên 65.000 buồng, phòng; hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các loại hình phương tiện phong phú; Hà Nội có trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có những điểm đến du lịch đặc sắc và hấp dẫn.

Thực tế, kinh tế ban đêm tại Hà Nội đang diễn ra khá sôi động với nhiều hoạt động như phố ẩm thực, phố đi bộ, chợ đêm, hệ thống cửa hàng tiện lợi... Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều cơ sở dịch vụ kinh doanh về đêm, có hình thức dịch vụ, kinh doanh, có điều kiện về an toàn trật tự đã được quy định về nội dung cũng như thời gian hoạt động theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc phát triển kinh tế ban đêm mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế, là một phần không thể thiếu của phát triển du lịch. Vì vậy, tổ chức triển khai thí điểm kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ đột phá, cần tập trung triển khai trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Hà Nội. Thành phố Hà Nội cũng xác định, việc phát triển kinh tế ban đêm có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Quy hoạch và quản lý bài bản, rõ ràng

Cùng với những định hướng của Thành phố, các quận, huyện trên địa bàn cũng đã chủ động trong việc phát triển kinh tế ban đêm, nhiều địa phương dần trở thành những khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm trong tương lai. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm là địa bàn đã có những thành tựu về phát triển kinh tế ban đêm. Từ năm 2016, đã tổ chức không gian phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm và phố cổ; một số quán bar nhà hàng trong khu phố cổ kinh doanh thí điểm tới 2h sáng vào các ngày cuối tuần. Hiện nay, quận đang trình “Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”. Đây là một trong những quận đi đầu của Thành phố để cụ thể hóa định hướng về phát triển kinh tế ban đêm và xác định những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.

Để kinh tế ban đêm thực sự hiệu quả: Quan trọng khâu quy hoạch và quản lý
Hà Nội có tài nguyên du lịch phong phú, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đêm. Ảnh:K.Tiến

Đối với quận Tây Hồ thì phát triển kinh tế ban đêm với Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn. Đề án này kể từ khi được quận Tây Hồ triển khai đã nhận được sự quan tâm của người dân, khách du lịch và trở thành không gian đi bộ mới sau khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Ngoài ra, quận Hai Bà Trưng đã có chủ trương để xây dựng Đề án hình thành tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang; quận Long Biên với tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị khá hoàn chỉnh… hiện đang có khu phố ẩm thực Ngọc Lâm.

“Để phát triển mạnh mẽ kinh tế ban đêm, theo tôi đáng chú ý là cần quy hoạch, tổ chức thế nào để việc đi lại được thuận tiện hơn. Cơ sở hạ tầng phải đồng bộ, tiêu biểu là hệ thống đường giao thông, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ẩm thực, cơ sở biểu diễn âm nhạc, giải trí, vui chơi có thưởng... Các loại hình được kết nối trong hạ tầng cơ sở đồng bộ, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý được minh bạch, rõ ràng, tránh được các nguy cơ xấu phát sinh”, Tiến sĩ Tô Thị Toàn phân tích.

Riêng huyện Đông Anh, là mảnh đất của văn hiến, lịch sử, với những di tích lịch sử quốc gia (Cổ Loa, đền Sái, khu sinh thái Cọ Xanh, vườn Xoài, làng nghề chạm khắc gỗ Liên Hà, nghệ thuật ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục...). Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của Thủ đô - một thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Mục tiêu giai đoạn 2020-2025, Đông Anh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hiện đại, trung tâm văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Đi kèm với những mặt sáng, triển vọng của phát triển kinh tế ban đêm vẫn luôn tồn tại những bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc và các loại tội phạm khác. Trao đổi về câu chuyện phát triển kinh tế ban đêm ở Hà Nội, Tiến sĩ - Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban quản lý phố cổ Hà Nội, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội khóa X, XI phân tích, tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở Thủ đô rất lớn. Điều này bắt đầu từ những nhu cầu thực tế của nền kinh tế nói chung và cả ngành du lịch nói riêng. Đó là nhu cầu phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách hơn; là nhu cầu của khách du lịch đến từ nhiều nơi mong muốn có một cơ hội tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục tập quán vùng miền…

“Đối với việc phát triển kinh tế ban đêm ở Thủ đô mở ra là tốt nhưng cũng cần phải quản lý tốt. Cụ thể, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác quản lý, tuần tra, kiểm soát và nắm tình hình nhằm phòng ngừa việc xuất hiện các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự. Huy động các nguồn lực tại chỗ làm công tác kiểm soát và quản lý về an ninh trật tự bên cạnh lực lượng chính quy, ví dụ huy động bảo vệ, quản lý trật tự khu phố. Đồng thời có chiến dịch tuyên truyền rộng khắp tới quần chúng nhân dân, nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia các hoạt động thúc đẩy kinh tế ban đêm”, Tiến sĩ Tô Thị Toàn nhấn mạnh.

Cũng theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, cần xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế ban đêm, cần có quy chế đặc thù đối với một số loại hình kinh doanh, lĩnh vực vui chơi văn hoá, ca nhạc… nhằm phát triển các loại hình trên một cách phù hợp, tránh bị lệch hướng và vi phạm các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển kinh tế ban đêm cần có nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đây cũng là giải pháp nằm trong tổng thể nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.151 - tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,93 - giảm 0,18 điểm.
Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sáng 19/9, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5%.
FBC ASEAN 2024: Sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp chế tạo tại Việt Nam và ASEAN

FBC ASEAN 2024: Sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp chế tạo tại Việt Nam và ASEAN

(LĐTĐ) Ngày 18/9, Triển lãm FBC ASEAN 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội. Đây là sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực ASEAN kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động