Để mọi người đều có chốn an cư!

(LĐTĐ) Đến bao giờ những người lao động làm việc lâu năm tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không phải cảnh thuê trọ triền miên? Đến bao giờ những công nhân làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp được tiếp cận nhiều với nhà ở xã hội để thực hiện khát vọng có chốn an cư? Đến bao giờ những người thu nhập thấp cũng được tiếp cận với nhà ở… Đây chính là những câu hỏi mà các cơ quan hoạch định chính sách đã và đang tìm lời giải.
Chi tiết thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất Kiến nghị tháo gỡ khăn cho nhà ở thương mại và nhà ở xã hội Hà Nội: Tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua

Trả lời báo chí, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thống kê của các địa phương cho thấy, sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (từ 2011), đến nay, cả nước đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng hơn 104.200 căn, tổng diện tích hơn 5.210.000 m2. Còn 264 dự án khác quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn đang được tiếp tục triển khai. Như vậy, kết quả đạt được chỉ bằng 41,7% so với mục tiêu đề tại chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (đến 2020, phải xây dựng xong 12,5 triệu m2). Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, khiến nguồn cung loại hình nhà ở này trên thị trường rất khan hiếm.

Để mọi người đều có chốn an cư!
Bên cạnh đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, để người lao động có chốn an cư cần phải tiến hành giảm tối đa chi phí đầu vào đối với các dự án, đồng thời xây dựng nhiều loại hình nhà ở hợp túi tiền của người dân (Ảnh Minh họa- PD)

Sở dĩ việc triển khai nhà ở xã hội bị chậm tiến độ, ngoài nguyên nhân một số địa phương thiếu quỹ đất sạch, phải kể đến hạn chế về nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, cả các chủ đầu tư và người dân đều không thể tiếp cận được nguồn vốn nhà ở xã hội. Trong khi đó, theo tính toán, đến 2020, nhà nước phải bố trí được 9.000 tỷ đồng để tạo dựng nhà ở xã hội nhưng hiện, ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2020 mới có 2.163 tỷ đồng. Con số này chỉ đáp ứng khoảng 24% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, có nhiều dự án nhà xã hội không thể triển khai thực hiện do không có vốn.

Để gỡ vướng ách tắc này, Bộ Xây dựng đã và đang tập trung vào một số nhóm giải pháp. Với giải pháp thứ nhất là hoàn thiện chính sách, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Qua đó, đã tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội như: quy định về việc bố trí quỹ đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị để phát triển nhà ở xã hội; quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; về quy trình, thủ tục xét duyệt, mua bán nhà ở xã hội…

Dự kiến cuối quý II/2021, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Nghị định số 49/2021/NĐ-CP. Trong đó có quy định việc lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đây là một trong những vướng mắc lớn nhất trong thời gian vừa qua. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp đề nghị bổ sung khoảng 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và khoảng 2.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn có những vướng mắc liên quan đến các quy định của Luật Nhà ở 2014. Vì vậy, Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, đề xuất báo cáo các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình sửa đổi Luật Nhà ở, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia trong thời gian tới. Trong đó, sẽ nghiên cứu mô hình phát triển nhà ở xã hội của Hàn Quốc để thực hiện chiến lược nhà ở của nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Thực ra theo quan điểm của người viết, gỡ nút thắt để thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển đúng theo kế hoạch đề ra chỉ là một trong những giải pháp giúp một bộ phận nhỏ người thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận với nhà ở, góc độ lớn hơn phải giải được bài toán giá bất động sản. Đúng như lời Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: “Điều quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường bất động sản phải ưu tiên phát triển nhà ở hợp túi tiền”!

Cần nhắc lại một lần nữa, ở những nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển hệ số lương của công chức, viên chức, người lao động với giá cả là một thể thống nhất. Ví dụ, ở Singapore hay Malaysia, một người đi làm, đến kỳ lĩnh lương tháng, họ chỉ được nhận khoảng 75-85% số tiền lương dùng cho việc chi tiêu, còn lại 15-25% tiền lương sẽ tự động “chảy” vào ngân hàng. Người lao động sẽ dùng số tiền đó hoặc là mua xe, hoặc mua nhà…tùy thuộc vào nhu cầu. Lương, thu nhập của họ không chỉ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, mà vẫn có để tích lũy dùng cho các công việc quan trọng khác. Song ở ta, mặc dù lương của đại bộ phận công chức, viên chức không cao (số người lao động làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp thu nhập từ 30 triệu đồng đến cả trăm triệu đồng một tháng chưa nhều) thì giá bất động sản lại quá cao. Đã cao còn tăng theo năm. Mỗi mét vuông nhà thu nhập thấp giá cũng từ 12 triệu trở lên, nhà thương mại, giá một mét vuông cũng từ 22 - 50 triệu đồng... Để có căn hộ khoảng 60 m2, người mua cũng phải bỏ tiền tỷ… Không chỉ đất thành thị, giờ đây đất nông thôn cũng tăng cao chóng mặt. Đây chính là nghịch lý rất lớn mà bao năm qua chúng ta chưa thể giải quyết được.

Vì vậy, mấu chốt bênh cạnh chính sách phát triển thị trường nhà ở xã hội, để người lao động có điều kiện tiếp cận với nhà ở, Nhà nước cần tiếp tục siết chặt các loại chi phí “bôi trơn” giúp doanh nghiệp khi tiến hành triển khai dự án, giá đầu vào được khống chế một cách tối đa, nhờ đó làm cho giá nhà không bị đẩy lên quá cao. Cạnh đó, Nhà nước phải có cơ chế “định hình”, “hướng dẫn” thị trường để phát triển nhiều loại hình nhà ở, với các loại giá cả, diện tích khác nhau. Đồng thời, tiến hành thanh, kiểm tra thật chặt giá bán (giá đầu ra) để tránh hiện tượng thổi giá quá cao so với quy định. Khi đó, người dân nói chung, người lao động nói riêng có quyền lựa chọn dựa trên thu nhập và túi tiền của mình để mua nhà.

L.H

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Điều kiện sang tên sổ đỏ năm 2024

Điều kiện sang tên sổ đỏ năm 2024

(LĐTĐ) Để chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024, bên chuyển nhượng phải có Giấy chứng nhận, đất không tranh chấp, không bị kê biên, còn thời hạn sử dụng, và không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Bên nhận không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, tặng cho.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm qua (7/9) đã gây thiệt hại không nhỏ cho cư dân một số chung cư ở Thủ đô. Nhiều hộ gia đình phải thức cả đêm vật lộn với việc di chuyển xe khỏi hầm ngập, tát nước và gạt nước đối phó với mưa lớn, gió giật mạnh.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Hà Nội có thêm 9 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 9 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 9 dự án nhà ở đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng, cần cập nhật giấy tờ gì?

Thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng, cần cập nhật giấy tờ gì?

(LĐTĐ) Thời gian tới, khi có nhu cầu cấp lại, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu vẫn đang sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) thì người dân có cần phải đổi sang thẻ Căn cước mới?
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Xem thêm
Phiên bản di động