Đề nghị các tỉnh hỗ trợ cát san lấp dự án vành đai 3 TP.HCM
Nhằm giải quyết tình hình khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp nền đường đảm bảo dự án đường vành đai 3 hoàn thành đúng tiến độ, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang tham mưu Tỉnh ủy các tỉnh này hỗ trợ, chia sẻ nguồn vật liệu cát đắp nền đường từ các mỏ cát của tỉnh để cung cấp cho dự án vành đai 3.
Bình đồ hướng tuyến vành đai 3 TP.HCM. |
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ TNMT đề nghị UBND các tỉnh nói trên đẩy nhanh tiến độ các thủ tục gia hạn, cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ để kịp thời cung cấp vật liệu cho dự án vào tháng 5/2024.
Theo UBND TP.HCM, nguồn cát san lấp trong năm 2024, 2025, 2026 mà dự án vành đai 3 TP.HCM cần các tỉnh nói trên hỗ trợ lần lượt là 6,4 triệu m3, 3,9 triệu m3, 400.000m3. Trong đó, cần tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ khoảng 800.000 m3 trong năm 2024, 1 triệu m3 trong năm 2025, 200.000 m3 trong năm 2026; cần tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 3,6 triệu m3 trong năm 2024, 2,7 triệu m3 trong năm 2025 và 2,7 triệu trong năm 2026; cần tỉnh Bến Tre hỗ trợ 1,6 triệu m3 trong năm 2024, 200.000 m3 trong năm 2025 và 200.000 m3 trong năm 2026; cần tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ 200.000 m3 trong năm 2024; cần tỉnh An Giang hỗ trợ 200.000 m3 trong năm 2024.
Theo báo cáo của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư dự án), nguồn vật liệu đất đắp nền đường, đá xây dựng và cát xây dựng đã đảm bảo phục vụ cho dự án. Riêng nguồn cát đắp nền đường (cát san lấp) hiện nay gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2024 – 2026, nhu cầu cát đắp nền cho dự án vành đai 3 khoảng 9,3 triệu m3, trong đó các địa phương nơi dự án đi qua gồm Đồng Nai cần gần 450.000 m3, TP.HCM cần gần 7,2 triệu m3, Bình Dương cần hơn 700.000 m3, Long An cần gần 930.000m3.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34km đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, ảnh hưởng khoản 1.738 hộ dân, trong đó riêng địa bàn TP.HCM có 654 hộ bị giải tỏa trắng. Đây là đường vành đai cao tốc đô thị, được thiết kế 4 làn xe cơ giới cùng với hai làn hỗn hợp hai bên, vận tốc tối đa cho phép là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Dự kiến dự án sẽ hoàn thiện toàn bộ vào năm 2026. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập
Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024
Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình
Tin khác
Hà Nội: Điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Quốc Tử Giám
Giao thông 27/12/2024 17:04
Vun đắp, lan tỏa văn hóa giao thông
Giao thông 27/12/2024 15:09
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết
Giao thông 25/12/2024 13:05
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Giao thông 24/12/2024 21:09
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33