Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dân vùng ảnh hưởng tại Khu xử lý chất thải Sóc Sơn | |
Quận Ba Đình: Xử lý nghiêm nạn đổ trộm phế thải | |
Thu phí rác thải theo khối lượng cần công bằng, hợp lý |
Phân luồng xử lý rác thải
Theo lãnh đạo huyện Sóc Sơn, việc người dân tiến hành ngăn xe chở rác là do từ ngày 5/6 - 8/7, Trạm xử lý của Liên danh Phú Điền – SFC dừng vận hành xử lý nước rỉ rác, dẫn đến ứ đọng nước rỉ rác chưa xử lý, gây phát tán mùi ra môi trường xung quanh. Hiện nay, Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đang thực hiện đào hố chứa nước rác trên ô chôn lấp, để bơm nước rỉ rác chưa xử lý lên, làm phát tán mùi rác ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Bên cạnh đó, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu Liên hợp xử lý chất thải (vùng bán kính 0 - 500m) còn chậm. Thành phố chưa có chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các trường hợp được cấp đất ở lớn hơn 400m2, nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng các dự án thuộc Khu Liên hợp xử lý chất thải nên mới dẫn đến vụ việc trên.
Rác ùn ứ trên nhiều tuyến đường phố của Thủ đô sau khi người dân huyện Sóc Sơn tiến hành cản trở xe đổ rác vào khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. |
Trước mắt, để xử lý tình trạng ùn ứ rác thải, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác tạm thời. Theo kế hoạch, đối với khối lượng rác thải trên địa bàn quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng sẽ phân luồng tiếp nhận về xử lý tại nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây của hợp tác xã Thành Công.
Đối với 4 quận nội thành Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, thực hiện phương án phân luồng, tập kết rác tạm thời tại điểm trung chuyển Cầu Diễn. Các quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông thực hiện phân luồng, trung chuyển theo khung giờ cố định về khu xử lý chất thải Xuân Sơn nhằm tránh tình trạng ùn tắc.
Các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh với tổng khối lượng rác thải 848 tấn/ ngày đêm thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường lưu trú tại điểm tập kết của địa phương. Thời gian thực hiện từ ngày 15/7 cho đến khi khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn có thể tiếp nhận rác trở lại.
UBND các quận, huyện chỉ đạo đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn lập kế hoạch lưu chứa vận chuyển, tăng cường công tác phun hóa chất khử mùi trên địa bàn, có các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong điều kiện gần khu dân cư. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, nhân lực để giải tỏa nhanh các điểm tập kết khi khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn thông bãi.
Sức ép từ 8.500 tấn rác thải/ngày-đêm
Năm 2014, Thủ tướng có Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn (8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới). Vùng I, bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì; các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, có 5 khu xử lý chất thải rắn.
Vùng II, gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, có 6 khu xử lý chất thải rắn. Vùng III, gồm một phần quận Hà Đông, các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây, có sáu khu xử lý chất thải rắn. Hiện, vì nhiều nguyên nhân nên thành phố mới chỉ tập trung đầu tư các khu xử lý tại vùng I và vùng III.
Quy hoạch là vậy, nhưng trên thực tế trong khi nhiều dự án mới chỉ ở trên giấy, hoặc đang chậm tiến độ, thì một số khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đã đầy và đóng cửa như Đông Lỗ, Vân Đình, Yến Vĩ, Cao Dương, Kiêu Kỵ. Tình trạng này dẫn đến việc rác thải sinh hoạt được phân luồng tập trung chủ yếu về 02 khu xử lý chính của Thành phố là Nam Sơn, (4.500-4.900 tấn/ngày đêm) và Xuân Sơn (1.400 tấn/ngày đêm).
Và nỗi lo trong tương lai gần!
Đáng lo hơn, theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội - đơn vị được giao quản lý, vận hành 2 khu xử lý rác lớn nhất thành phố, dự tính với lượng tiếp nhận như hiện nay, đến hết năm 2020, cả hai khu là Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) sẽ không còn khả năng tiếp nhận thêm rác và phải đóng bãi.
Thời gian đã cận kề nhưng việc rác thải sẽ “đi đâu, về đâu” vẫn còn là ẩn số, đó còn chưa tính tổng khối lượng rác thải sẽ tiếp tục phát sinh thêm 2.500 tấn/ ngày đêm, nâng tổng khối lượng rác thải của Hà Nội lên 8.500 tấn/ ngày đêm ngay trong năm 2020. Do vậy, nhìn một cách công bằng, sự khủng hoảng cản trở xe chở rác vào khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn chỉ là một vấn đề nhỏ trong câu chuyện rác thải của Hà Nội. Nói một cách khác, nỗi lo rác thải đô thị đã không còn là câu chuyện của tương lai.
Việc phải hoạt động quá tải trong thời gian dài, khiến số lượng rác tồn đọng trong các nhà máy xử lý lên đến hàng chục, thậm chí có nơi hàng trăm nghìn tấn rác thải chưa xử lý, chất đống tại các bãi hở, không có mái che, không có chống thấm nền, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn, không có biện pháp xử lý mùi hôi. Đây đang là những nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước sức ép về rác thải cũng như quỹ đất ngày càng eo hẹp, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, xử lý rác thải, với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng phương pháp chôn lấp, ngay từ năm 2017, thành phố đã chỉ đạo tập trung kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại, đốt, hoặc khí hóa, có thu hồi năng lượng để phát điện. Đã có 5 dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ) và Phù Đổng (huyện Gia Lâm), mới đang thực hiện các bước lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Ba dự án khác là dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn; dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn và dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng, đến nay việc triển khai đã có nhiều tiến triển, song vẫn chậm so với yêu cầu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07