Đề xuất cho phép công chứng trên môi trường điện tử
Để Luật Công chứng sửa đổi đi vào cuộc sống Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng |
Siết chặt tiêu chuẩn, điều kiện trở thành công chứng viên
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý vào đề nghị xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả cụ thể. Với việc triển khai thi hành Luật, không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng đội ngũ công chứng viên cũng có những tiến bộ đáng kể, quy mô và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng cũng được nâng cao.
Trong 7 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã thực hiện hơn 27 triệu việc công chứng và gần 60 triệu việc chứng thực; tổng số phí công chứng thu được hơn 8 nghìn tỷ đồng, phí chứng thực thu được gần 350 tỷ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được hơn 1360 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước hơn 1600 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. |
Chiếm tỷ lệ đáng kể (từ 70-80%) số việc công chứng và giá trị phí, thù lao công chứng nêu trên là các việc công chứng hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở và các bất động sản khác.
Qua đó, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch đối với những tài sản có giá trị lớn, đóng vai trò là phương tiện sản xuất cơ bản trong nền kinh tế, đồng thời là tài sản có giá trị quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức...
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật, đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được Luật điều chỉnh, một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bộ Tư pháp đề xuất, việc sửa đổi Luật Công chứng lần này sẽ tập trung giải quyết 5 nhóm chính sách lớn. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất quy định linh hoạt hơn về trình tự, thủ tục công chứng, tiến tới cho phép thực hiện công chứng một số hợp đồng, giao dịch nhất định trên môi trường điện tử.
Công chứng là một nghề đặc thù - nghề liên quan đến quyền lực của Nhà nước. Do đó, Nhà nước cần điều tiết và quản lý chặt chẽ, nếu để các công chứng viên nhân danh Nhà nước thực hiện quyền công chứng giao dịch không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước khiến nhân dân mất lòng tin.
Vì vậy, Bộ Tư pháp đề xuất quy định các biện pháp quản lý nhà nước theo hướng siết chặt tiêu chuẩn, điều kiện trở thành công chứng viên, kiểm soát điều kiện hành nghề và toàn bộ quá trình hành nghề của công chứng viên. Đồng thời, quy định chặt chẽ hơn về thành lập và đăng ký hoạt động, thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng, các trường hợp thu hồi giấy phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng…
Đề xuất hồ sơ công chứng được số hóa và bảo quản vĩnh viễn
Dự thảo đề cương chi tiết Luật Công chứng đã bổ sung quy định công chứng viên được chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Đồng thời, bổ sung quy định về việc công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể; không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để bảo đảm công chứng viên linh hoạt trong các giao dịch cụ thể và có trách nhiệm đối với văn bản công chứng mà mình chứng nhận.
Bên cạnh đó, Dự luật bổ sung quy định mới về hoạt động công chứng trên môi trường điện tử như công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu công chứng tập trung; cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng.
Về lưu trữ hồ sơ công chứng, Dự luật quy định theo hướng việc lưu trữ hồ sơ công chứng có thể được số hóa và lưu trữ dưới dạng văn bản điện tử. Về thời gian lưu trữ văn bản công chứng, có 2 phương án: Lưu trữ ít nhất là 20 năm như quy định hiện hành, hoặc được số hóa, lưu giữ dưới dạng văn bản điện tử và bảo quản vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, Dự luật cũng quy định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện việc chuyển đổi số hoạt động công chứng; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công chứng cho phép liên thông, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch, Cơ sở dữ liệu quốc gia thông tin đất đai...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31