Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng

(LĐTĐ) Công chứng đã trở thành “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội… Nhìn chung, việc triển khai thi hành Luật Công chứng đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, đón nhận.
Năm 2022, tăng cường thanh tra các hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản Tốn thời gian, công sức giải quyết yêu cầu công chứng giấy tờ giả Chất lượng dịch vụ công chứng, trọng tài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu

Ngày 14/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014.

Phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành ở Trung ương, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan của 63 tỉnh, thành; đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; đại diện một số tổ chức hành nghề công chứng.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Đặng Kim Hoa cho biết, Luật Công chứng (sửa đổi) sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả cụ thể, tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, giá trị sử dụng bản dịch, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại và góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Cụ thể, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp. Công chứng đã trở thành “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu công việc cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự… Nhìn chung, việc triển khai thi hành Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, đón nhận.

Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng
Hội nghị tổng kết thi hành Luật Công chứng tại điểm cầu Bộ Tư pháp

Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 2.782 công chứng viên, 1.151 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 120 Phòng công chứng và 1.031 Văn phòng công chứng. Các công chứng viên được bổ nhiệm theo Luật Công chứng năm 2014 đều có trình độ cử nhân luật trở lên; đều qua đào tạo, bồi dưỡng, tập sự nghề công chứng và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề.

Hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Văn phòng công chứng theo chủ trương xã hội hóa, phân bổ rộng khắp gắn với địa bàn dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận các dịch vụ công chứng.

Số lượng và tính chất giao dịch công chứng ngày càng tăng

Cũng theo Bộ Tư pháp, vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Số lượng và tính chất giao dịch công chứng ngày càng tăng và đa dạng. Trong 5 năm thi hành Luật Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 27 triệu việc; chứng thực chữ ký giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 52 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng gần 8,5 nghìn tỷ đồng; phí chứng thực thu được gần 346 tỷ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được gần 1,4 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách Nhà nước khoảng gần 1,7 nghìn tỷ đồng.

Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, đa số các văn bản công chứng đều bảo đảm an toàn pháp lý. Số lượng vụ việc phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khá thấp, nhiều địa phương không có trường hợp nào phải bồi thường…

Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến

Bên cạnh đó, Báo cáo của Bộ Tư pháp cũng cho hay, trong quá trình triển khai thực hiện Luật, đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được Luật Công chứng điều chỉnh; một số quy định đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần được tổng kết, đánh giá toàn diện để đề xuất, kiến nghị xem xét sửa đổi.

Theo đại diện Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng hiện nay vẫn còn một số quy định chồng chéo, mâu thuẫn; một số quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đầy đủ, cụ thể như chưa có quy định về biểu mẫu liên quan đến thủ tục niêm yết (nội dung, hình thức) nên dẫn đến nhiều các hiểu khác nhau... cần được sửa đổi, bổ sung. Còn đại diện Sở Tư pháp Hải Dương đồng tình với phương án kiến nghị đưa dự án Luật Công chứng sửa đổi vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022-2024…

Tập trung sửa đổi những quy định đang gây cản trở, vướng mắc

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh những thành quả đã đạt được trong hoạt động công chứng, đồng thời chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế sau quá trình thi hành Luật.

Theo Thứ trưởng, pháp luật về công chứng đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tiễn; trình độ của đội ngũ công chứng viên và người được giao làm nhiệm vụ công chứng chưa đồng đều, chất lượng hoạt động công chứng có nơi, có việc chưa đáp ứng yêu cầu, còn để xảy ra sai phạm; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số còn hạn chế; cải cách thủ tục hành chính tại một số nơi chưa thực sự toàn diện, chưa có tính liên thông.

Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Vì vậy, cần hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực công chứng, trước hết là Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Công chứng sửa đổi. Trong đó, tập trung sửa những quy định đang gây cản trở, vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo đúng định hướng đã xác định trong Nghị quyết số 172/NQ-CP, phát triển có kiểm soát, đảm bảo sự phân bổ đều khắp của các tổ chức hành nghề công chứng trên các địa bàn, nhất là địa bàn có nền kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề công chứng.

Thời gian tới, Bộ Tư pháp xác định sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về về vị trí, vai trò của nghề công chứng, công chứng viên trong việc đảm bảo an toàn pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công chứng; phát huy vai trò tự quản của Hội Công chứng viên các địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị tổ chức thu nhận mẫu ADN cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng là thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính để đưa mẫu vào Ngân hàng Gen phục vụ tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ và tri ân tới các gia đình liệt sĩ.
Cảnh sát giao thông Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Những ngày qua, bên cạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô, sẵn sàng lực lượng, phương án phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động sẻ chia, hướng về đồng bào và bà con bị ảnh hưởng trong cơn bão số 3 với tinh thần "Đâu cần Cảnh sát giao thông có, đâu khó có Cảnh sát giao thông".
Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục hầu tòa, gần 100 luật sư tham gia bào chữa

Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục hầu tòa, gần 100 luật sư tham gia bào chữa

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát đối với Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm.
Nhân viên công ty hóa chất tuồn xyanua ra thị trường

Nhân viên công ty hóa chất tuồn xyanua ra thị trường

(LĐTĐ) Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chủ doanh nghiệp, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH hóa chất Nam Phương tuồn chất độc xyanua ra thị trường để đối tượng khác mua lại với mục đích bán "chui" trên mạng xã hội.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Hôm nay, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục hầu tòa

Hôm nay, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục hầu tòa

(LĐTĐ) Trong phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bà Trương Mỹ Lan bị xét xử về 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Bắt khẩn cấp 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi để cưỡng đoạt tài sản

Bắt khẩn cấp 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi để cưỡng đoạt tài sản

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thành Luân. 2 đối tượng lấy danh nghĩa thu tiền bến bãi tại chợ trái cây thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh để cưỡng đoạt tài sản của chủ hàng và lái xe vận chuyển nông sản...
Nhanh chóng bắt kẻ thủ ác sát hại nhân viên sửa xe máy ở phố Trương Định, Hoàng Mai

Nhanh chóng bắt kẻ thủ ác sát hại nhân viên sửa xe máy ở phố Trương Định, Hoàng Mai

(LĐTĐ) Cùng là nhân viên sửa chữa xe máy tại cửa hàng ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai, chỉ vì mâu thuẫn, cãi nhau, Phạm Văn Đoàn cay cú và nảy sinh ý định trả thù. Sau khi gây án, kẻ thủ ác lấy tài sản của nạn nhân, bán lấy tiền... chơi game.
Xử phạt 7,5 triệu đồng quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”

Xử phạt 7,5 triệu đồng quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc một nữ công nhân làm việc tại Công ty Samsung Việt Nam bị tung tin nhiễm HIV rồi lây truyền cho nhiều người khác, mới đây, cơ quan Công an đã mời quản trị viên trang Facebook “Net Việt Bay - Vé Máy Bay Giá Rẻ”) lên trụ sở làm việc.
Xem thêm
Phiên bản di động