Đề xuất mức chi mới cho công tác xây dựng văn bản pháp luật
Các sở, ngành cần chủ động, trách nhiệm nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật Tháo “điểm nghẽn” cơ chế |
Theo Dự thảo, căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của từng hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí.
Theo dự thảo, định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:
Cụ thể, chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản: Đối với dự án luật, pháp lệnh ban hành mới hoặc thay thế là 6.750.000 đồng/đề cương; Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều là 5.700.000 đồng/đề cương.
Ảnh minh họa. |
Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch, nghị định của Chính phủ: Văn bản ban hành mới hoặc thay thế có mức chi 4.500.000 đồng/đề cương; còn văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều thì mức chi là 3.450.000 đồng/đề cương.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mức chi cho văn bản ban hành mới hoặc thay thế là 3.450.000 đồng/đề cương; văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là 2.250.000 đồng/đề cương.
Đối với Thông tư liên tịch: Văn bản ban hành mới hoặc thay thế, mức chi là 2.250.000 đồng/đề cương; văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là 1.500.000 đồng/đề cương.
Đối với Thông tư: Văn bản ban hành mới hoặc thay thế là 1.500.000 đồng/đề cương; văn bản sửa đổi là 1.200.000 đồng/đề cương...
Mức chi soạn thảo văn bản đối với dự án luật, pháp lệnh ban hành mới hoặc thay thế: Mức chi 18.000.000 đồng/dự thảo văn bản. Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi 11.250.000 đồng/dự thảo văn bản.
Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch, nghị định của Chính phủ: Mức chi cho văn bản ban hành mới hoặc thay thế là 11.250.000 đồng/dự thảo văn bản; văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là 6.750.000 đồng/dự thảo văn bản.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Văn bản ban hành mới hoặc thay thế có mức chi 9.000.000 đồng/dự thảo văn bản; văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều có mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Văn bản ban hành mới hoặc thay thế có mức chi 4.800.000 đồng/dự thảo văn bản; còn văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều có mức chi 4.050.000 đồng/dự thảo văn bản…
Cũng theo Dự thảo, mức chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản, điều tra, theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật như sau: Người chủ trì là 150.000 đồng/cuộc họp; các thành viên tham dự mức 100.000 đồng/người/cuộc họp.
Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: Mức chi 1.000.000 đồng/văn bản; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì mức chi là 400.000 đồng/văn bản.
Mức chi cho họp báo công bố luật, pháp lệnh với người chủ trì cuộc họp là 150.000 đồng/người; các thành viên tham dự là 70.000 đồng/người...
Dự thảo cũng quy định về định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể, đối với đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm, tối đa là 150 triệu đồng/đề nghị.
Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, định mức phân bổ cho cơ quan chủ trì soạn thảo như sau: Bộ luật ban hành mới, thay thế, mức chi tối đa 3.000 triệu đồng/dự án; bộ luật sửa đổi, bổ sung, mức chi tối đa 2.400 triệu đồng/dự án...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Tin khác
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tin mới 27/11/2024 15:41
Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam
Tin mới 27/11/2024 15:36
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Tin mới 27/11/2024 11:22
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Tin mới 27/11/2024 06:12
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Tin mới 26/11/2024 11:48
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Tin mới 25/11/2024 17:55
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 16:38
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 12:39
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30