Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế
Trong đó, điểm đáng chú ý trong bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở GTVT Hà Nội xây dựng là các tiêu chí về “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.
Theo đó, ngoài yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K; khai báo y tế điện tử (chỉ khai báo y tế bằng giấy theo mẫu tờ khai của Bộ Y tế khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt chuyến đi và chủ động khai báo nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở…
Dịch Covid-19 tác động khiến doanh nghiệp vận tải Thủ đô gặp muôn vàn khó khăn. (Ảnh: Giang Nam) |
Điểm đáng chú ý là việc di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng sẽ thắt chặt hơn qua “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.
Cụ thể, theo tìm hiểu, “thẻ xanh Covid” được quy định cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm mũi vắc xin thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã được tiêm 1 mũi vắc xin được 14 ngày và không quá 12 tháng; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.
“Thẻ vàng Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện là đã tiêm 1 mũi đối với vắc xin có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày.
Đối với các cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (sổ sức khỏe điện tử) có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan như: giấy chứng nhận tiêm chủng bảo đảm điều kiện của thẻ xanh/thẻ vàng.
Về thời gian khôi phục lại hoạt động xe buýt, dự kiến chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, điểm nhấn là lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ.
Tần suất hoạt động của xe buýt bị giới hạn công suất. Xe chỉ được vận chuyển không quá 50% số chỗ (ngồi, đứng) và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe, kể cả lái xe và nhân viên phục vụ…
Quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội cho biết đề xuất trên rất khó triển khai vào thực tế. Trong đó yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ sẽ tăng khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đang rất khó khăn vì dịch như hiện nay thì yêu cầu xét nghiệm thường xuyên cho lái xe, phụ xe sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, thêm nữa chi phí test nhanh cũng sẽ là rào cản khiến hành khách e dè lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng này. (Ảnh: Giang Nam) |
Ông Nguyễn Trọng Thông cũng thẳng thắn chỉ ra, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị vận tải đã gánh chịu muôn van khó khăn. Bởi vậy, trong bối cảnh đang rất khó khăn hiện nay thì doanh nghiệp sẽ không thể đủ sức mỗi ngày tốn hàng trăm triệu đồng chỉ làm xét nghiệm cho lái, phụ xe.
Hơn nữa, ở khía cạnh hành khách hẳn nhiên sẽ có rất ít người chịu bỏ 170.000 đồng chi phí test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR chỉ để phục vụ mỗi lần đi xe buýt.
Ngoài ra, với tiêu chí “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ với những người trên xe, ở lý thuyết thì đây là biện pháp tốt để kiểm soát dịch.
Tuy nhiên, trên thực tế thời gian xe dừng ở mỗi điểm đón, trả khách sẽ không thể quá dài, rất khó để kiểm soát hết các yêu cầu được đưa ra. Thêm nữa, nhân viên phục vụ trên xe, ngoài công tác vận hành thì bị tăng thêm chức năng kiểm tra, giám sát, không phù hợp chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34