Đến khi nào không còn cảnh úng ngập?

(LĐTĐ) Đứng trước quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và quản lý môi trường nước ở thành phố Hà Nội đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài, Hà Nội cần điều chỉnh bổ sung dự án thoát nước, bởi lượng mưa của Hà Nội đã vượt quá mức tính toán, đồng thời cần xem xét lại hệ thống thoát nước thải sinh hoạt tránh gây ách tắc cho hệ thống cống nguồn.
Hà Nội: Cơn giông kèm mưa lớn tối nay đã làm gãy, đổ nhiều cây xanh và gây úng ngập cục bộ Hà Nội chủ động ứng phó với các sự cố do ảnh hưởng của bão số 7

Còn đó nỗi lo

Hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội từ trước đến nay vẫn là hệ thống thoát nước chung, bao gồm cả thoát nước thải và thoát nước mưa. Hiện nay hệ thống này tạm phân chia làm ba lưu vực lớn. Lưu vực thứ nhất là lưu vực sông Tô Lịch, giới hạn là một bên sông Hồng, một bên sông Tô Lịch. Lưu vực thứ hai là lưu vực Tả sông Nhuệ, bên phía các khu vực mới như quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và lưu vực sông Cầu Bây, bên kia sông Hồng. Toàn bộ hệ thống thoát nước Hà Nội vẫn đang trong quá trình vừa vận hành vừa đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.

Đến khi nào không còn cảnh úng ngập?
Đối với hệ thống thoát nước, công tác nạo vét, duy tu, duy trì đảm bảo an toàn vận hành là hết sức quan trọng.

Thực tế, từ nhiều năm qua, Hà Nội mới chỉ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh được khoảng 77,5 km2 lưu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu. Tại những khu vực này, do hệ thống thoát nước sông đã hoàn chỉnh, nên đảm bảo giải quyết được lượng mưa 310 mm/2 ngày. Song, tại phần lớn các khu vực khác, nếu mưa 50 mm/2 giờ cơ bản không xảy ra úng ngập, nhưng khi mưa từ 50 - 100 mm/2h Hà Nội sẽ xuất hiện 12 điểm úng ngập. Trong đó có 6 điểm không giảm được ngập úng gồm: Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn; Cao Bá Quát; Nguyễn Khuyến; Trường Chinh; Đại lộ Thăng Long. Nguyên nhân không thể khắc phục do bất lợi về địa hình, xa nguồn xả, phải chờ phương án khắc phục riêng.

“Công tác quản lý, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố thực hiện theo hình thức đấu thầu, hệ thống thoát nước được chia làm nhiều gói thầu, do nhiều đơn vị cùng thực hiện công tác quản lý đan xen, làm cho việc vận hành của hệ thống đảm bảo được tính đồng bộ, xuyên suốt gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong sự phối hợp giữa các đơn vị thoát nước chưa được nhịp nhàng, ăn khớp, đòi hỏi phải có một nhạc trưởng trong ngành thoát nước” - đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho hay.

Bên cạnh đó, do hệ thống hạ tầng thoát nước sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, tỷ lệ đường ống cống thoát nước tại Hà Nội cũng thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới, 0,46 m/người so với 2m/người. Trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị hóa đã làm cho một số hồ điều tiết, vùng đệm thay đổi về hệ số mặt phủ, thu hẹp diện tích thấm nước, tạo ra tình trạng ngập úng cục bộ. Theo thống kê năm 1995, trong khu vực nội thành có tới 2.100 ha mặt nước. Nhưng đến thời điểm này, diện tích mặt nước hồ chỉ còn 1.165 ha. Thay vào số ao, hồ bị lấp là hàng loạt chung cư cao tầng được xây dựng… nhưng hệ thống thoát nước chưa được quan tâm thực hiện một cách bài bản, đúng tầm.

Liên quan đến vấn đề này, một số chuyên gia phân tích, các hồ bị thu hẹp diện tích hoặc kè cứng, mất khả năng điều hòa. Khi mưa xuống, lượng nước không được tích trữ tạm trong các ao, hồ, vùng trũng. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo cả đô thị bị “bê tông hóa”, các vật liệu xây dựng không thấm nước, dẫn đến dòng chảy của nước mưa không được chặn lại, tốc độ chảy nhanh hơn. Kèm theo đó, thời tiết thay đổi cực đoan do biến đổi khí hậu, những cơn mưa lớn kéo dài, vượt ngưỡng chịu tải của Thành phố.

Chủ động xử lý sự cố tại chỗ

Trước tình trạng ngập úng có xu hướng ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường, ngay từ đầu quý I/2021, dù chưa có kết quả đấu thầu công tác quản lý duy tu, duy trì hệ thống thoát nước khu vực hữu sông Hồng, tả sông Hồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống ngập úng mùa mưa… theo phương châm 4 tại chỗ, chủ động cơi cống xả nhằm hạn chế ngập úng. Cùng với đó, ngành thoát nước đã yêu cầu các đơn vị triển khai những giải pháp duy tu, duy trì, phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống thoát nước; đồng thời, điều hành hệ thống thoát nước, trong đó, hoàn thiện hồ sơ vận hành, tích hợp được số liệu hiện có, lắp đặt thêm điểm đo mực nước tự động trên sông, hồ; thiết lập danh sách tra cứu điểm ngập úng, kịch bản điều hành cho từng tình huống… để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống ngập lụt mùa mưa.

Đến khi nào không còn cảnh úng ngập?
Ảnh minh họa

Theo lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội, để chuẩn bị và đảm bảo cho công tác thoát nước, phòng chống úng ngập mùa mưa năm 2021, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, các xí nghiệp trực thuộc đơn vị đã phối hợp với chính quyền và lực lượng trật tự đô thị các phường trên địa bàn tổ chức ra quân phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, tăng cường khả năng thu, thoát nước mùa mưa. Cụ thể: Xí nghiệp thoát nước số 1 đã triển khai thực hiện trên các tuyến phố của phường Hàng Bạc, Đồng Xuân; Xí nghiệp thoát nước số 2 tổ chức thực hiện trên đường Nguyễn Chí Công thuộc địa bàn 2 phường Xuân La và Phú Thượng (quận Tây Hồ); Xí nghiệp thoát nước số 3 thực hiện trên phố Minh Khai, đoạn dốc Minh Khai và chân cầu Vĩnh Tuy và Xí nghiệp thoát nước số 8 tổ chức tại các tuyến phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu, Lê Lợi (quận Hà Đông).

Đặc biệt, khảo sát của Công ty Thoát nước Hà Nội tại lưu vực sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ trên địa bàn thành phố cho thấy, tình trạng ô nhiễm dầu, mỡ khá nghiêm trọng. Tổng lượng mỡ trong nước sông, hồ từ 0,5 đến 2,5mg/lít, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia về nước mặt (là 0,5mg/lít). Trong khi đó, tính chất của dầu, mỡ là không hòa tan trong nước, độ bám dính cao, khi chúng quấn lại với nhau, tạo thành các mảng lớn bám vào bề mặt hoặc treo bên trong cống thoát nước. Càng lâu, lượng mỡ tích tụ càng dày, làm tắc đường ống. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường khơi thông nguồn thải, nạo vét các kênh rãnh, vớt váng mỡ tại ao hồ, công ty Thoát nước cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền lắp đặt các thiết bị tách, lọc dầu mở khỏi nguồn thải tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh.

Thực tế, đây cũng chỉ là 2 trong số vô vàn những biện pháp cấp bách đang được thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu đưa nước nhanh nhất về nguồn thải. Hà Nội đã có quy hoạch thoát nước, nhưng với tốc độ đô thị hóa tăng mạnh, Thành phố đang trên đà phát triển nhanh do đó cần phải có những điều chỉnh phù hợp để ứng phó theo hướng nâng cao khả năng tiêu úng cho cả nội thành và ngoại thành. Do vậy, cần phải nghiên cứu tổng thể lại hệ thống thoát nước trên phạm vi cả Thành phố với tầm nhìn trung và dài hạn hơn nữa./.

Tuấn Dũng

Nên xem

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc nước ngập chuyển màu đỏ bất thường khu tập thể Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra do Công an quận chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cổ Nhuế 2 tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm
Phiên bản di động