Dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng: Chính sách, thực tiễn và giải pháp
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (viết tắt là dự án SUSO) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, các khách mời và đặc biệt là những người đang trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng đã chia sẻ về thực trạng cung cấp những dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, thảo luận về những rào cản trong tiếp cận dịch vụ của người bị bạo lực và những giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bà Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội) chia sẻ tại hội thảo. |
Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người trong cuộc đời phải chịu một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).
Phần lớn phụ nữ chấp nhận chịu đựng bạo lực. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực về thể xác và/hoặc tình dục do chồng/bạn tình gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các dịch vụ hỗ trợ nhà nước.
Tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đổ lỗi” là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạo lực đối với phụ nữ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ.
“Bên cạnh việc thúc đẩy các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ người bị bạo lực, rất cần phải thể chế hóa và nâng cao chất lượng các các dịch vụ tại cộng đồng bao gồm: Nơi tạm lánh an toàn, đường dây nóng từ công an hỗ trợ kịp thời, cơ sở y tế áp dụng đúng hướng dẫn sàng lọc người bị bạo lực. Và quan trọng hơn tất cả đó là cần có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các dịch vụ khác nhau ở cùng một cấp và giữa các cấp khác nhau” - bà Lê Thị Hồng Giang (Cố vấn về Giới của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam) cho biết.
Tiểu phẩm về bình đẳng giới. |
Tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu mới nhất mà Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên và CARE tiến hành cho thấy có sự hiện diện của các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn tâm lý và nhà tạm lánh hỗ trợ cho người bị bạo lực giới từ cấp trung ương tới xã/thôn. Tuy vậy, sự hiện diện của từng dịch vụ tại các cấp khác nhau với từng loại hình dịch vụ có sự khác biệt. Dịch vụ trợ giúp pháp lý hiện diện xuyên suốt từ trung ương tới địa phương nhưng nhà tạm lánh và dịch vụ tư vấn thì mới chỉ có ở trung ương và một số tỉnh.
Sự hiện diện chưa đồng đều của các loại hình dịch vụ đã là vấn đề, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối với nạn nhân cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp người bị bạo lực giới không có khả năng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, đặc biệt là người bị bạo lực tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người bị bạo lực tìm kiếm các biện pháp bảo vệ chính thức còn thấp, đặc biệt là nạn nhân bị quấy rối tình dục, bạo lực tình dục do tâm lý e ngại, xấu hổ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, khách mời đã thảo luận về những rào cản khiến người bị bạo lực chưa tiếp cận dịch vụ, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người bị bạo lực giới tại các vùng dân tộc thiểu số do dự án SUSO triển khai tại tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến nay.
“Trong quá trình hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, sự tham gia tích cực và chủ động của các ban, ngành liên quan cùng cộng đồng tại địa phương là vô cùng quan trọng để đảm bảo các dịch vụ được thân thiện, có chất lượng, được kết nối đồng bộ và bản thân người bị bạo lực cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực để có thể chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết” - bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện LIGHT, một đối tác triển khai dự án SUSO) chia sẻ.
Các vấn đề và giải pháp về mặt chính sách, phương hướng thực hành cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực một cách hiệu quả hơn đã được đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và gia đình, các chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực cùng đại diện phụ nữ dân tộc thiểu số trao đổi thẳng thắn và thống nhất để xây dựng nên những khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39