Hội thảo Tiếp cận công lý cho người bị bạo lực giới
Hội thảo đã đạt ra những mục tiêu cụ thể tổng quan về thực trạng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ pháp lý của người bị bạo lực giới; thúc đẩy vai trò và sự tham gia của các bên liên quan trong việc cải thiện chất lượng trợ giúp pháp lý (TGPL) cho nạn nhân; đưa ra các khuyến nghị với các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách trong chính sách và thực thi.
tại Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
54884
Tại việt Nam, bạo lực giới đối với phụ nữ là một vấn đề phức tạp do ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và các định kiến xã hội. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng khung pháp lý và đề ra các cơ chế phối hợp đa ngành để thúc đẩy tiếp cận công lý cho người bị bạo lực giới. Tuy nhiên, vấn đề thực thi pháp luật của các cơ quan chịu trách nhiệm và việc thiếu vắng các số liệu về vấn đề bạo lực giới cho thấy có một khoảng cách lớn giữa chính sách pháp luật và cuộc sống.
Cho đến nay, mới chỉ có có duy nhất một Báo cáo quốc gia về bạo lực gia đình, còn các hình thức bạo lực giới khác như vấn đề bạo lực với phụ nữ mại dâm, vấn đề quấy rối và xâm hại tình dục với trẻ em gái... vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu ở tầm quốc gia. Số liệu từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình và phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy sự phổ biến của bạo lực gia đình tại Việt Nam là rất cao trong đó 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình nhưng có tới 87% đã không tìm đến sự giúp đỡ từ các dịch vụ công cộng. Những lý do khiến người bị bạo lực không sử dụng các dịch vụ này do thiếu hiểu biết về các dịch vụ công; không tin tưởng vào chất lượng của các dịch vụ vì thái độ và cách xử lý của các cơ quan chức năng. Điều đáng lo ngại là rất ít nạn nhân được chăm sóc y tế và chấp nhận chia sẻ với cán bộ, nhân viên y tế về vấn đề của họ.
Bà Shoko Ishikawa - Trưởng đại diện của Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng: Để từng bước khắc phục được vấn đề bạo lực giới, chính phủ Việt Nam cần triển khai những biện pháp cụ thể để điều tra xử lý những người vi phạm. Đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý đầy đủ cho phụ nữ để khi xảy ra những trường hợp đáng tiếc thì họ có thể tự bảo vệ mình về mặt pháp luật. “Thực tế cho thấy, Việt Nam cần chung tay giúp chính những người phụ nữ chịu sự bạo lực có thể nói lên tiếng nói của mình vì tiếng nói của những nạn nhân đóng vai trò rất quan trọng. Chấm dứt tình trạng này là nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội và đã đến lúc chúng ta cần cùng nhau loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ” – bà Shoko Ishikawa nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận về Chính sách pháp luật và hệ thống TGPL cho người bị bạo lực giới tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hưng Quang - Giám đốc Văn phòng Luật sư NH Quang và các cộng sự đánh giá, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều văn bản cam kết bảo vệ quyền con người cũng như tham gia vào các điều ước quốc tế cơ bản liên quan đến nội dung phòng chống bạo lực và phân biệt đối xử về giới. Tuy nhiên, tính hiệu quả của việc thực thi các chính sách, pháp luật vẫn còn nhiều điều phải đặt ra. Trong đó, nội dung các quy định còn chồng chéo, không rõ ràng, thiếu vắng các định nghĩa cụ thể dẫn đến khó áp dụng quy định pháp luật trong những trường hợp cụ thể.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình
Trật tự đô thị 18/04/2025 08:39

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn
Trật tự đô thị 16/04/2025 12:32

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 11/04/2025 22:54

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị 11/04/2025 18:10

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 10/04/2025 20:46

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”
Trật tự đô thị 10/04/2025 17:14

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn
Trật tự đô thị 08/04/2025 17:39

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5
Trật tự đô thị 04/04/2025 15:50

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Trật tự đô thị 04/04/2025 15:17

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất
Trật tự đô thị 01/04/2025 21:10