Điểm nhấn về tuyến phố văn minh tại quận Đống Đa
Xây dựng đô thị văn minh và những mô hình hay Duy trì nề nếp các tuyến phố văn minh đô thị |
Để thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Đống Đa lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình số 05 ngày 30/11/2020 của Quận ủy “Phát huy mọi nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng, chỉnh trang phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại; tăng cường quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự văn minh đô thị, bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2020-2025”, Ban Thường vụ Quận ủy Đống Đa đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân quận đã xây dựng 1 kế hoạch chung và 9 kế hoạch chuyên đề nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu của Chương trình trên cơ sở xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và 6 giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở.
Dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng tuyến đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng. |
Theo ông Trương Minh Quang - Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa: “Quận có 80 tuyến phố trong đó có 2 tuyến đường vành đai và 5 trục phố xuyên tâm, hạ tầng kỹ thuật cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu so với sự phát triển về kinh tế xã hội. Trong nhiều năm, Ủy ban nhân dân quận đã từng bước rà soát, đánh giá hiện trạng, tập trung đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè, chỉnh trang đô thị tại các tuyến đường Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn, Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Khâm Thiên, Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, văn minh đô thị, văn minh thương mại, sáng, xanh, sạch, đẹp, đảm bảo các tiêu chí công nhận tuyến phố văn minh đô thị. Từ đó làm mô hình mẫu để nhân rộng ra các tuyến phố khác trên địa bàn”.
Trước đây, nói đến phố Thái Hà, đoạn từ Hoàng Cầu đến Láng Hạ, người ta hay nhắc đến một mương nước thải ô nhiễm, nơi tập kết đủ loại phế thải, vật liệu xây dựng gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, bắt đầu từ 2020, với dự án lát đá và tạo cảnh quan, vỉa hè nơi đây đã được trả lại đúng chức năng vốn có. Cụ thể, ngoài việc lát đá, trồng cây khép tán, bụi hoa tại phần giáp với bó vỉa, trên vỉa hè tuyến đường còn bố trí một làn đường dành riêng cho người đi bộ rộng hơn 1m, từ đó không còn hiện tượng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, vi phạm trật tự đô thị đã giảm rõ rệt, nâng cao chất lượng sống đô thị và tạo sự đồng thuận trong nhân dân…
Tiếp nối kết quả đã đạt được trên phố Thái Hà, đoạn từ Hoàng Cầu đến Láng Hạ, quận Đống Đa đã tiến hành chỉnh trang vỉa hè tại phần còn lại của phố Thái Hà, phố Huỳnh Thúc Kháng. Đến nay, các hạng mục cơ bản cũng đã hoàn thành, tuyến phố Huỳnh Thúc Kháng vốn chật chội đông đúc xe cộ nay cũng trở nên “xanh” hơn với hàng thảm cỏ trải dài từ đầu đến cuối phố. Biện pháp này không những đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tạo điểm nhấn, cảnh quan đô thị, đặc biệt hạn chế được nhiều hành vi vi phạm trật tự đô thị tạo điều kiện cho người đi bộ di chuyển an toàn.
Các lực lượng chức năng quận Đống Đa ra quân tháo dỡ vi phạm biển quảng cáo. |
Để phát huy hiệu quả hơn nữa trong chỉ đạo, vài năm trở lại đây quận Đống Đa đã áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, thông báo vi phạm và công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường để kịp thời nắm bắt, xử lý, không để vi phạm kéo dài. Mỗi khi phát hiện vi phạm, các thành viên đăng hình ảnh lên nhóm mạng Zalo kèm theo yêu cầu xử lý. Qua đó các vi phạm được xử lý trực tiếp, giảm bớt các khâu trung gian, đảm bảo kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự đô thị và ý thức của quần chúng nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp quận xử lý vụ việc trên địa bàn nhanh chóng, cả trong ngày nghỉ. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo 197 quận đã thiết lập đường dây nóng để người dân phản ánh vi phạm lòng đường, vỉa hè và những tồn tại của lực lượng thực thi nhiệm vụ để kịp thời xử lý, chấn chỉnh. Đồng thời, khảo sát, lắp đặt hệ thống camera trên các tuyến phố, nơi công cộng nhằm hỗ trợ phát hiện hành vi vi phạm, qua đó, làm căn cứ xử lý hiệu quả các vụ việc.
Với những nỗ lực và quyết tâm của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng như của Ban Chỉ đạo 197 và các đơn vị quận Đống Đa thời gian qua, tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép trên địa bàn quận đã giảm rõ rệt. Quận cũng duy trì việc sắp xếp phương tiện gọn gàng theo quy định của Thành phố, giải tỏa nhiều chợ cóc hoạt động lâu năm trong các ngõ, ngách, sân tập thể gây mất trật tự, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, từng bước xây dựng văn minh đô thị Thủ đô.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, để phát huy hiệu quả các mặt đã được, bên cạnh việc tăng cường quản lý, giám sát thông qua việc ban hành các Chỉ thị, đề án, quận Đống Đa đặc biệt chú trọng vai trò tham gia, đóng góp của cộng đồng trong công tác thực hiện, giám sát. Trong đó, ưu tiên phát huy các sáng kiến phù hợp tại cộng đồng nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức tự giác thực hiện các tổ chức, người dân trong việc cải thiện môi trường và nếp sống đô thị. “Trong thời gian tới, quận sẽ tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước thực hiện phương thức thu gom, phân loại rác tại nguồn (3R). Phổ biến mô hình thực hiện thu gom, phân loại rác tại nguồn (3R): Giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế, nhằm nâng cao ý thức của nhân dân về vấn đề rác thải và xử lý rác thải; từng bước triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn” - lãnh đạo quận Đống Đa thông tin.
Đảm bảo trật tự đô thị là công việc không phải chỉ làm trong một sớm, một chiều hay trong các đợt cao điểm mà cần phải thường xuyên liên tục. Từ mô hình của quận Đống Đa cho thấy, muốn giữ vững duy trì hiệu quả trên các tuyến phố đã được giải tỏa, chống tình trạng tái lấn chiếm trở lại đòi hỏi chính quyền các địa phương phải có các giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền đến việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Ngoài ra, để đem lại hiệu quả bền vững, nếu chỉ trông chờ vào việc chỉnh trang thì chưa đủ. Bởi, nếu người dân không có ý thức trong việc bảo vệ vỉa hè, hàng cây xanh, bồn hoa… vẫn tiến hành kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, xả rác, nước thải ra vỉa hè thì những biện pháp trên khó có thể phát huy giá trị một cách bền vững. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay giữ gìn “trật tự văn minh đô thị” là hết sức quan trọng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34