Điểm tựa cho các sản phẩm làng nghề cất cánh
Nhân rộng các điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP
Những ngày cuối năm 2022, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp cùng với UBND huyện Phúc Thọ tổ chức khai trương điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Đây là điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP thứ 2 trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong năm 2022. Qua đó, góp phần kết nối, giới thiệu và đưa sản phẩm OCOP của huyện Phúc Thọ đến gần hơn với người tiêu dùng tại địa phương, cũng như du khách khi đến với huyện Phúc Thọ; đồng thời, nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các sản phẩm, đặc sản làng nghề đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Ảnh: Đ.Đ |
Bà Lê Thị Kim Phượng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết, là huyện nông nghiệp nên Phúc Thọ có tiềm năng lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú như rau an toàn, thịt lợn sinh học, đồ mộc gia dụng, bánh kẹo,… Trong đó, nhiều sản phẩm OCOP của Phúc Thọ không chỉ được bán và giới thiệu với người dân địa phương, mà còn được giới thiệu và quảng bá đến gần hơn với người tiêu dùng tại Hà Nội, cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đại diện Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cũng chia sẻ, hiện tại Phúc Thọ có 59 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP, trong đó 29 sản phẩm 4 sao, 30 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, Phúc Thọ sẽ chú trọng công tác phát triển sản phẩm, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cũng như các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được tham gia giao lưu, học hỏi các đơn vị bạn, các mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài huyện gắn với Chương trình Nông thôn mới.
Cũng vào những ngày cuối năm 2022, quận Ba Đình đã mở thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại phố Trấn Vũ. Đây là điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thứ 9 được khai trương trên địa bàn quận Ba Đình từ năm 2021 - 2022, với gần 70 sản phẩm của 19 doanh nghiệp. Chia sẻ về vai trò quan trọng của việc mở các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại đảo Ngọc - Ngũ Xã, ông Cồ Như Dũng - Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, đây là một địa chỉ thuộc làng nghề có lịch sử phát triển hơn 400 năm và là một trong bốn làng nghề truyền thống nổi tiếng tại mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Vì thế, ngoài việc lưu giữ những tinh hoa của nghề đúc đồng Ngũ Xã, thì Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP này còn nằm trên phố đi bộ và ẩm thực mới của Thủ đô, sẽ là nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đến du khách trong và ngoài nước; góp phần phát huy, quảng bá giá trị văn hóa, nghệ thuật của các làng nghề truyền thống Thủ đô.
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Hà Nội xác định đây là Chương trình có ý nghĩa rất lớn nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP thành phố Hà Nội đến năm 2020, với mục tiêu “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 - 1.000 sản phẩm”. Để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 1356/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP thành phố Hà Nội đến năm 2025, với mục tiêu: Đến năm 2025, phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận đã và đang phát triển có chủ thể tham gia Chương trình OCOP; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP,…
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị tư vấn, sự vào cuộc đồng bộ của nhân dân, đến nay, Thành phố đã có 1.649 sản phẩm OCOP, chiếm khoảng 20-21% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước (gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao, 534 sản phẩm 3 sao).
Nâng cao hiệu quả các chương trình OCOP
Triển khai Chương trình OCOP, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong cả nước và bạn bè quốc tế; xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Cùng đó, Thành phố cũng triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP như hỗ trợ sản phẩm OCOP thiết kế bao bì, nhãn mác; hỗ trợ các địa phương tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở về việc tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, sử dụng tem, nhãn hàng hóa, chất lượng vệ sinh thực phẩm, công tác bảo vệ môi trường,... kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện.
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Phúc Thọ chia sẻ, hiện sản phẩm OCOP đã khẳng định được vị thế trên thị trường thực phẩm sạch Hà Nội và được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, xã viên hợp tác xã hy vọng, thương hiệu sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở các bữa ăn gia đình tại các địa phương, mà còn được phổ cập và phát triển rộng khắp trong và ngoài nước, để mọi người cũng được thụ hưởng giá trị mà các sản phẩm OCOP mang lại.
Đánh giá cao nỗ lực của Thành phố Hà Nội trong việc triển khai Chương trình OCOP, tuy nhiên, để sản phẩm OCOP của Thủ đô tiếp tục phát triển, các hoạt động xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đạt hiệu quả tốt, đáp ứng mục tiêu thúc đẩy sản xuất,… Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận, huyện để người dân được biết để tới mua sắm và tham quan.
Bên cạnh đó, cần tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP bảo đảm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và chống gian lận thương mại,... Có như vậy, các sản phẩm OCOP mới thực sự phát huy được hiệu quả và đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34