Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hướng tới doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp khoảng 5,7% GRDP vào năm 2025 và 7,2% vào năm 2030.

Định hướng, chính sách và nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô “Đại tiệc” âm nhạc từ show diễn của nhóm BlackPink: Góc nhìn xây dựng công nghiệp văn hóa Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Lễ hội sông nước TP.HCM

Đây là một trong những mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo định hướng, công nghiệp văn hóa TP.HCM sẽ tập trung phát triển 8 ngành. Trong đó ngành điện ảnh đặt ra mục tiêu phát triển trung bình khoảng 12%/năm, đạt trên 5.000 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 30% doanh thu), đóng góp khoảng 0,4% GRDP của Thành phố vào năm 2025; tốc độ phát triển trung bình khoảng 13%/năm, đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (phim Việt Nam đạt khoảng 50% doanh thu), đóng góp khoảng 0,56% GRDP vào năm 2030.

Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt gần 1.000 tỷ đồng, đóng góp 0,08% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, đóng góp 0,09% GRDP vào năm 2030. Ngành mỹ thuật đạt gần 300 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,02% GRDP vào năm 2025; đạt trên 500 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,03% GRDP vào năm 2030.

Ngành nhiếp ảnh đạt trên 1.800 tỷ đồng, đóng góp 0,15% vào năm 2025; đạt trên 3.000 tỷ đồng, đóng góp 0,18% GRDP vào năm 2030. Ngành triển lãm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, đóng góp 0,5% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, đóng góp trên 0,6% GRDP vào năm 2030.

Trong khi đó, ngành quảng cáo phấn đấu đạt khoảng 32.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 2,6% vào năm 2025; đạt khoảng 55.000 tỷ đồng, đóng góp khoàng 3,2% GRDP vào năm 2030. Ngành du lịch văn hóa đạt trên 4.100 tỷ đồng, đóng góp trên 0,3% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 8.400 tỷ đồng, đóng góp 0,5% GRDP vào năm 2030. Ngành thời trang đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, đóng góp 0,24% GRDP vào năm 2025; đạt khoảng 5.300 tỷ đồng, đóng góp 0,3% GRDP vào năm 2030.

Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM
Một tiết mục trong Chương trình "Dòng sông kể chuyện" được tổ chức vừa qua tại TP.HCM. Ảnh: Chinhphu.vn

Theo UBND TP.HCM, cùng với vị trí, vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế của khu vực và cả nước, Thành phố còn là trung tâm văn hóa, nơi hội tụ của sự phong phú, đa dạng và đặc sắc các nền văn hóa dân tộc, là đầu mối giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới.

Thành phố có cơ cấu dân số trẻ và tăng trưởng nhanh, có năng lực sáng tạo tốt, đã và đang xuất hiện những cá nhân tài năng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các nhà sản xuất, kinh doanh văn hóa... Thế hệ trẻ ngày càng có khá năng biểu đạt cao, sáng tạo và kết nối với toàn cầu. Thành phố cũng có thị trường nội địa rộng lớn, cùng với cơ cấu dân số trẻ. Đây là lớp công chúng có khuynh hướng tiêu dùng văn hóa mạnh và là đối tượng tiềm năng của các ngành công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM vẫn cần có sự đổi mới căn bản; đang phải đối mặt với các vấn đề do thu nhập thấp; thiếu các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp; công nghệ số hóa chưa được ứng dụng rộng rãi.

Nhiều tài năng chưa phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh, lực lượng lao động trẻ nhưng chưa được tiếp cận các kỹ năng và chuyên môn phù hợp để thích ứng, vận hành hiệu quả các mô hình tổ chức cũng như kinh doanh mới trong ngành công nghiệp văn hóa. Vấn đề vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ cần quản lý, thực hiện tốt hơn. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có đa số xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy khả năng nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố…

Theo thống kê, hiện TP.HCM có 30 Nghệ sỹ nhân dân, 243 Nghệ sĩ ưu tú, 18 Nghệ nhân ưu tú, 7 Nghệ nhân nhân dân, 15 Hội hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với 6.723 hội viên. Tổng cộng có 17.670 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành văn hóa như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh, thời trang, kiến trúc...

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Xem thêm
Phiên bản di động