Đình làng nơi giữ hồn văn hóa Việt

(LĐTĐ) Đối với mỗi người dân Việt Nam, đình làng không chỉ đơn thuần là một địa điểm tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng. Dù có trải qua hàng nghìn năm với biết bao biến cố lịch sử, đình làng vẫn là một biểu tượng ăn sâu vào tâm thức của mỗi người.
Độc đáo đình làng siêu nhỏ bằng gỗ gụ được chế tác suốt 5 năm Người hồi sinh nghề đậu bạc ở Định Công

Kiến trúc văn hóa mang tính dân tộc

Những ngôi đình làng Bắc Bộ thường được xây dựng ở trung tâm của làng, trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa nghiêng ngả cùng đất trời. Các cây cổ thụ thường được trồng phía sau và hai bên đình, bao bọc lấy cả kiến trúc ngôi đình tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời cây cối tạo bóng mát cho sân đình và điều hòa khí hậu.

Đình làng nơi giữ hồn văn hóa Việt
Đình làng So (huyện Quốc Oai, Hà Nội) với lối kiến trúc cổ kính. Ảnh: Phương Linh

Cổng đình làng thường được xây theo cấu trúc cổng tam qua và sân đình là khoảng đất rộng được lát gạch đỏ, phục vụ cho các dịp lễ hội. Với đình làng, kiến trúc mái có lẽ là đặc sắc và mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhất. Khi xây dựng, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng. Các đình làng hiện nay thường có bộ mái lớn, đồ sộ, xòe rộng che kín để tránh nắng mưa có thể làm hại công trình và có thể tránh những trận bão có thể làm tốc mái đình. Phổ biến nhất là mái ngói, mái ngói đã trở thành hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Những vật liệu thường được sử dụng trong xây dựng đình làng gồm: gỗ, đá, gạch đất nung, ngói đất nung, vữa truyền thống. Đình làng được dựng bằng những cột gỗ lim to tròn, thẳng tắp được đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim.Các nghệ nhân đã hóa thân cho các khối gỗ thành các tác phẩm tạo hình: Hoa lá, mây trời, rồng phượng, các con thú và các cảnh hoạt động của con người như làm ruộng, người uống rượu, người cưỡi hổ, người cưỡi ngựa. Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình được làm bằng gỗ quý. Các kiến trúc gỗ trong đình là những tác phẩm trạm khắc tinh xảo với nhiều đề tài phong phú.

Đình làng hiện lên yên bình qua những tác phẩm nghệ thuật

Không chỉ hiện lên qua những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, hình ảnh đình làng còn thường xuyên xuất hiện trong những áng thơ và cả những câu ca dao quen thuộc. Từ lâu, đình làng không chỉ gắn liền với sự tôn nghiêm mà còn là biểu tượng cho tình yêu lứa đôi, điển hình là qua hai câu ca dao mà ai cũng biết: “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”.

Đình làng còn là nơi hội họp và xuất phát điểm cho các lực lượng khởi nghĩa trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như đình Đình Bảng, đình Hồng Thái,.. Và trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, ông cũng đã viết: “Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”.

Đình làng thường được hiện lên cùng với hình ảnh cây đa và giếng nước, ba hình ảnh mang đậm chất văn hóa vùng quê, giản dị nhưng mang một ý nghĩa to lớn: Nó thể hiện cho tinh thần đoàn kết dân tộc, gắn liền với sự bình yên. Qua bao nhiêu thế hệ, cây đa, bến nước, sân đình đã là một hình ảnh quen thuộc, khắc sâu tới mức không thể thay thế hay xóa nhòa trong tâm trí.

Đình làng – cốt lõi của văn hóa làng Việt Nam

Vào những thế kỷ trước, mỗi làng đều có riêng một đình làng để thờ đức thành hoàng làng, phúc thần đồng thời cũng để có nơi hội họp hành chính, phục vụ những việc chung của làng.

Vào những ngày có công việc quan trọng, đình làng là nơi tụ họp, diễn ra các lễ nghi truyền thống. Mỗi năm lại có các ngày lễ lớn, có lễ hội diễn ra tại đình làng.

Tuy nhiên, với sự thay đổi của xã hội, ngày một phát triển hơn, giờ đây đình làng chỉ trở thành nơi thờ cúng, hoặc để tổ chức những lễ hội quan trọng.

Đình làng là một sản phẩm văn hóa của dân tộc Việt nam mà không nơi nào có thể có được. Từ kiến trúc mỹ thuật chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo đến yếu tố tâm linh. Người Việt Nam muốn dựa vào tâm linh, dựa vào tín ngưỡng tôn giáo, bởi vậy đối với họ, đình làng như là nơi bảo vệ cho tín ngưỡng và niềm tin ấy. Và cũng bởi kết cấu làng xã của Việt Nam khác với các nước khác, nên đình làng chỉ Việt Nam mới có. Và chính việc đưa đình làng vào nghệ thuật cũng giúp người Việt Nam khẳng định với bạn bè quốc tế một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Ngày nay, vẫn còn những ngôi đình mang đậm nét cổ kính rêu phong của một ngôi đình làng cổ xứ Bắc như Đình Chèm - đình của làng Chèm tại Bắc Từ Liêm có niên đại cách đây hơn 2000 năm với nghệ thuật chạm khắc độc đáo và công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng quay ra bốn hướng, tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào; Đình Tiền Lệ (Hoài Đức) với lối kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê, mang đậm sắc thái xưa cũ bởi hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn; Đình Tây Đằng (Ba Vì) - một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất ở xứ Đoài, có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI. Đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.

Đình làng là hình ảnh mang tính biểu tượng cho một nét văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam. Dù cho trải qua hàng trăm hàng nghìn năm với biết bao biến cố lịch sử thì đình làng vẫn ở đó, không chỉ gắn bó với đời sống thường nhật của mỗi người dân mà còn mang đậm yếu tố tâm linh, trở thành một phần vô cùng quan trọng, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa của người Việt.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động