Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

(LĐTĐ) Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, nhiều địa phương, doanh nghiệp tại “vùng xanh” đã nhanh chóng xây dựng phương án quay trở lại nhịp sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”. Bên cạnh việc triển khai nhiều giải pháp để khôi phục sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch với địa phương. Trong đó, tùy từng loại hình sản xuất, doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Quyết giữ “vùng xanh” bình yên Nhiều huyện của Thủ đô nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn tại các “vùng xanh” Bảo vệ vững chắc “vùng xanh” để thúc đẩy phát triển kinh tế

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp sản xuất tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là sau khi Thành phố nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương “vùng xanh”. Ngay lập tức, nhiều địa phương “vùng xanh” đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm từng bước hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới của dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất và trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các địa phương ở “vùng xanh” như Thanh Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh… đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, đa số các doanh nghiệp đều có ý thức tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K, giảm 1/2 số lượng người tham gia sản xuất tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất, (Ảnh: Phương Ngân)

Đơn cử như tại huyện Quốc Oai, một trong những địa phương thuộc “vùng xanh” và cũng là địa phương hiện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, thời gian qua, do thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất để phòng, chống dịch. Do đó, sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, ngay lập tức các doanh nghiệp đã xây dựng phương án quay trở lại sản xuất bình thường. Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, đến thời điểm hiện tại, có hơn 60 doanh nghiệp trên địa bàn cơ bản xây dựng xong phương án sản xuất. Trong đó, 80% lao động nằm trong “vùng xanh” (tương đương hơn 5.000 công nhân) không phải thực hiện “3 tại chỗ” như trước sau khi có Chỉ thị số 20/CT-UBND.

Đồng thời, để tạo hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp xin giấy đi đường, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn cấp giấy đi đường cho theo doanh nghiệp bằng hình thức online. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tổng hợp danh sách người lao động được phép làm việc và gửi lên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để cơ quan chức năng kiểm tra thông tin và cấp giấy đi đường, tránh gây phiền hà, giảm bớt thủ tục hành chính và thời gian đi lại cho người lao động cũng như các doanh nghiệp sản xuất.

Cùng với đó, đối với các cơ sở sản xuất, các Hợp tác xã kinh doanh trong khu dân cư, làng nghề truyền thống, huyện tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã về đảm bảo công tác phòng dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và thông điệp 5K phòng, chống dịch. Đồng thời, tổ chức phương thức sản xuất “3 tại chỗ” đối với lao động là người ngoài địa phương; giao cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định. Kiên quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở nếu vi phạm, hoặc không chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Cũng như huyện Quốc Oai, tại huyện Mê Linh, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND chính quyền địa phương cũng đã ban hành một số quy định mới nhằm tạo điều kiện để một số lĩnh vực kinh tế dần khôi phục hoạt động trong bối cảnh “bình thường mới”. Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh cho biết, nếu như trước đây, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức sản xuất là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, thì nay huyện cho phép các đơn vị được áp dụng song song hai phương thức.

Tuy nhiên, đối với phương thức “1 cung đường, 2 điểm đến”, huyện Mê Linh linh động hơn khi công nhân được phép ở nhà thay vì phải ở tập trung tại một địa điểm do doanh nghiệp thuê. Theo đó, công nhân các xã, thị trấn sẽ tập trung tại 1 - 2 điểm trên địa bàn sinh sống và doanh nghiệp bố trí xe đưa đón hàng ngày. Đặc biệt, công nhân đang sinh sống tại hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông đang làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh được phép đi - về hàng ngày.

Cũng theo lãnh đạo huyện Mê Linh, để trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp cũng cần xây dựng phương án sản xuất an toàn theo phương án của Thành phố đưa ra và tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng, chống dịch hiện hành.

Doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp, đặt biệt là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam. Trước những khó khăn đó, để thích ứng trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tổ chức lại hoạt động sản xuất để phù hợp và thích ứng với những diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, tùy vào tình hình sản xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch các doanh nghiệp sẽ linh ứng áp dụng các biện pháp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Đây được xem là những phương án tạm thời, nhưng giúp cho nhiều doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cũng như kịp thời phục hồi hoạt động sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Người lao động tại các doanh nghiệp "vùng xanh" đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi quay lại hoạt động sản xuất trong trạng thái bình thường mới.

Là một trong những doanh nghiệp sớm trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới, sau khi Thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại các “vùng xanh”, bà Đỗ Việt Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) cho biết, việc được quay trở lại nhịp sản xuất bình thường giúp cho Công ty đẩy mạnh được sản xuất, đáp ứng đơn đặt hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, để trở lại sản xuất Công ty phải ký cam kết với huyện về việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Trong khi đó, công nhân khi đến Công ty làm việc cũng phải thực hiện quét mã, khử khuẩn, chia ca ăn cơm… để tránh tập trung đông người cùng một lúc.

“Để doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, bên cạnh việc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, của chính quyền địa phương; doanh nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện rất kịp thời của chính quyền địa phương. Cụ thể như việc tạo điều kiện cấp giấy đi lại cho người lao động, doanh nghiệp cũng không phải thực hiện duy trì hoạt động “3 tại chỗ” như trước, do đó giảm thiểu được chi phí ăn, ở rất nhiều cho công nhân”, bà Đỗ Việt Hà cho hay.

Cũng như Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh, bà Nguyễn Thúy Hà (Trưởng phòng nhân sự) Công ty TNHH Nippont Paint Việt Nam cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh “3 tại chỗ” theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh. Hiện tại, toàn bộ công nhân của Công ty đều đang ăn ở, ngủ nghỉ và sản xuất tại chỗ. Và để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp tiến hành test Covid-19 cho 100% người lao động 1 lần/tuần.

Cũng theo bà Thúy Hà, với việc huyện Mê Linh nới lỏng một số quy định, công nhân tại doanh nghiệp hay các doanh nghiệp khác mà có người lao động sinh sống tại thị trấn Quang Minh, Chi Đông có thể lựa chọn sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, người lao động có thể về nhà nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Tin khác

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày.
TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

TP.HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế năm 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp

(LĐTĐ) UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024. Hai sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

(LĐTĐ) Dự báo hoàn lưu cơn bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa lớn khiến mực nước cáac sông dâng cao lên mức báo động, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời duy trì các lực lượng tại chỗ, tăng cường các lực lượng xung kích sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt tại Hà Nội.
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

(LĐTĐ) Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

(LĐTĐ) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp tiên tiến như bán dẫn, hàng không vũ trụ và ô tô điện… các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Một trong những vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt là việc chủ yếu nhận đơn hàng gia công OEM (Original Equipment Manufacturer), thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và có giá trị gia tăng cao.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Xem thêm
Phiên bản di động