Doanh nghiệp xin ngừng khai thác nhiều tuyến buýt: Quy luật tất yếu của kinh tế thị trường

(LĐTĐ) Mới đây, thông tin một doanh nghiệp xe buýt xin dừng hoạt động, chuẩn bị phá sản đã dấy lên sự lo ngại trong dư luận, đặc biệt điều này cũng phần nào phản ánh tình trạng khó khăn của các đơn vị vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, nhìn nhận sự việc ở góc độ tổng thể, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, đây là sự đào thải tất yếu của thị trường.
Transerco thay thế phương tiện mới trên 3 tuyến buýt Hà Nội chú trọng phát triển giao thông công cộng Đề xuất mở mới và điều chỉnh lộ trình xe buýt qua địa bàn huyện Phú Xuyên

Vận tải hành khách công cộng gặp nhiều khó khăn

Theo tìm hiểu, mới đây Công ty TNHH Bắc Hà kiến nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xin dừng vận hành 5 tuyến buýt xã hội hóa. Cụ thể, 5 tuyến buýt của đơn vị đang triển khai gồm: Tuyến 41 (Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát); 42 (Bến xe Giáp Bát - Đức Giang); 43 (Công viên Thống Nhất - Đông Anh); 44 (Trần Khánh Dư - Bến xe Mỹ Đình) và 45 (Khu đô thị Times City - Nam Thăng Long). Nguy cơ ngừng hoạt động của một số tuyến buýt khiến nhiều người lo ngại bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tham gia giao thông công cộng.

Được biết, nguyên nhân xin ngừng hoạt động của đơn vị được xác định là do hoạt động kinh doanh thời gian qua chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 nên gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu bị sụt giảm. Hạn mức vay sử dụng hết dẫn đến việc đơn vị mất khả năng thanh toán các chi phí thiết yếu…

Doanh nghiệp xin ngừng khai thác nhiều tuyến buýt: Quy luật tất yếu của kinh tế thị trường
Xe buýt tuyến 41 do Công ty TNHH Bắc Hà vận hành. (Ảnh: Đinh Luyện)

Thực tế cho thấy, trước ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tất cả các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội đều vấp phải khó khăn.

Sản lượng hành khách dịch vụ vận tải khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội có xu hướng sụt giảm. Có thời điểm, các phương tiện phục vụ mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô phải tạm ngưng hoạt động và hoạt động 50% công suất để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cùng với những khó khăn khách quan kể trên, theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, hiện vận tải hành khách công cộng Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, hiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Thành phố đang trong quá trình đầu tư xây dựng, dẫn đến hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng còn thiếu và chưa đồng bộ.

Chẳng hạn, hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng có 5 điểm trung chuyển nội bộ của mạng lưới xe buýt và 12,9km đường dành riêng cho xe buýt dẫn tới chưa phát huy, tận dụng được lợi thế năng lực cung ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng và chi phí đi lại so với phương tiện cá nhân.

Thêm nữa, hiện việc kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng nhằm thu hút và trung chuyển hành khách tại các khu dân cư, tối ưu hóa năng lực của hệ thống vận tải hành khách công cộng vẫn đang tồn tại bất cập, có thể kể đến như thiếu kết nối các phương thức vận tải sức chứa nhỏ như xe mini buýt, xe đạp công cộng để hỗ trợ hệ thống vận tải hành khách công cộng sức chứa lớn.

Ngoài ra, hạ tầng trông giữ phương tiện cá nhân tại các nhà ga, các điểm trung chuyển còn hạn chế đã và đang trực tiếp dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống giao thông công cộng.

Gỡ khó cách nào?

Để gỡ khó cho vận tải hành khách công cộng, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội đề xuất sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025 đoàn phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính...

Doanh nghiệp xin ngừng khai thác nhiều tuyến buýt: Quy luật tất yếu của kinh tế thị trường
Thời gian qua mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố được quan tâm phát triển và ngày một đồng bộ, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô. (Ảnh: Đinh Luyện)

Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống hạ tầng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 13 làn đường riêng với tổng số 60,8km đường ưu tiên, với 21 điểm trung chuyển trong đó có 2 điểm trung chuyển đa phương thức. Đồng thời, tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt; đẩy mạnh phát triển hệ thống thẻ vé thông minh liên thông…

Quanh câu chuyện vận tải hành khách công cộng gặp nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, không nên nhìn nhận sự việc ở khía cạnh quá tiêu cực. Thay vào đó, việc Công ty TNHH Bắc Hà rút lui khỏi lĩnh vực này là do sự chi phối bởi kinh tế thị trường. Đơn vị doanh nghiệp nào không cạnh tranh được thì giải thể, điều này là tất yếu.

“Trong tình hình hiện nay, không chỉ có Công ty TNHH Bắc Hà mà còn hàng trăm, hàng ngàn đơn vị doanh nghiệp đứng trước bờ vực giống Bắc Hà. Thế nhưng, đi kèm với đó cũng có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp nộp đơn xin thành lập mới. Như vậy, đây là quy luật phát triển của thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển”, ông Bùi Danh Liên nêu quan điểm.

Chia sẻ về những khó khăn trước mắt khi một số tuyến buýt thuộc Công ty TNHH Bắc Hà đang phụ trách có nguy cơ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng cần phải xác định rõ ở câu chuyện này không phải đơn vị bỏ 5 tuyến mà chỉ tạm ngưng.

Nói cách khác, Công ty TNHH Bắc Hà ngưng tham gia 5 tuyến trên thì các đơn vị quản lý Nhà nước sẽ có kế hoạch khắc phục. Thành phố sẽ có kế hoạch xử lý, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội sẽ có trách nhiệm điều hành và đưa các đơn vị doanh nghiệp có năng lực vào thay thế, vận hành.

Để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng, ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị đã có văn bản kiến nghị tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan về một số nội dung cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đó, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội kiến nghị Thành phố Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng cách điều chỉnh kế hoạch sản lượng, doanh thu. Bởi thực tế, sản lượng vận tải hành khách công cộng thời gian qua suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, để cải thiện cần tăng tần suất trên tất cả các tuyến vận tải hành khách công cộng, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội cũng kiến nghị tới Thành phố và Sở GTVT Hà Nội kiên trì chủ trương ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, sao cho hành khách khi sử dụng xe công cộng được thuận tiện, tiếp cận an toàn và đi nhanh hơn khi sử dụng xe cá nhân.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động