Đối phó với những diễn biến mới của đại dịch Covid-19

(LĐTĐ) Các đợt dịch Covid-19 trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc. Tuy nhiên, hiện nay biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước. Bởi vậy, thời gian qua, Bộ Y tế đã đưa ra một số thay đổi cơ bản trong công tác phòng, chống dịch như: Giảm thời gian cách ly, rút ngắn thời gian điều trị F0, thay đổi sử dụng test nhanh là chính… nhằm đối phó với những diễn biến mới của đại dịch Covid-19.
Yêu cầu các địa phương thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 Chiến lược hút khách lưu trú sau đại dịch Covid-19

Biến chủng Delta lây lan rất nhanh

Thời gian qua, nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ Y tế triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với sự bùng phát dịch Covid-19 hết sức phức tạp và khó lường.

Lý giải về vấn đề này, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tại Việt Nam, đợt dịch này với biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan rất nhanh. Theo thống kê, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với chủng cũ.

"Do tốc độ bám dính với tế bào, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn dẫn tới phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian rất ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày, không còn 5 ngày như trước đây. Vì vậy, những biện pháp đang triển khai quyết liệt, cố gắng nhưng thực tế chưa được như mong muốn"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích.

Đối phó với những diễn biến mới của đại dịch Covid-19
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân về từ vùng dịch. Ảnh: Hùng Sơn

Bên cạnh đó, tại các địa phương việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa nghiêm, chưa quyết liệt. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, với các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, cơ bản đã thực hiện triển khai nhưng việc thực hiện chưa triển khai đầy đủ, chưa nghiêm túc, chưa quyết liệt, còn chần chừ. Có địa phương thực hiện Chỉ thị 16 nhưng đi lại vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng vẫn mở cửa. Đối với khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, có địa phương chưa tập trung trong việc này, kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng.

"Đặc biệt, tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch kéo dài phức tạp vẫn còn lần chần. Có một số nơi mặc dù Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra quan điểm "4 tại chỗ" nhưng vẫn trông chờ, ỉ lại, ngại mua sắm, ngại thực hiện biện pháp trong bối cảnh cấp bách có vật tư, trang thiết bị… Đó là điều rất nguy hiểm" - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.

Thay đổi trong chiến lược xét nghiệm và điều trị

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trên cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, ngành Y tế đã đưa ra tất cả các chỉ đạo, kịch bản cho việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh vấn đề về xét nghiệm để phát hiện sớm các ca bệnh, cũng như đảm bảo công tác điều trị.

Cụ thể, về vấn đề cách ly Bộ Y tế đã có công văn về việc giảm thời gian cách ly, dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Đồng thời, thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu đảm bảo các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm. Đặc biệt, liên quan tới công tác xét nghiệm, trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR, giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa vấn đề xét nghiệm, trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính vi rút phát tán mạnh, một người nhiễm, là cả gia đình và những người có tiếp xúc gần có thể bị nhiễm.

Liên quan đến vấn đề điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, trước thực tế phòng, chống dịch hiện nay, Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị. Trong đó, Bộ Y tế thiết lập phân tầng theo các khu vực khác nhau. Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh. "Làm như vậy, sẽ tránh được lãnh phí nhân lực và trang thiết bị, cơ sở điều trị" - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyến đến điều trị tại các cơ sở y tế. Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến có đơn vị điều trị hồi sức tích cực (ICU). "Chúng tôi khuyến nghị các địa phương thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Cũng liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói rõ, nếu bệnh nhân không triệu chứng, có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30) thì được xuất viện vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày. Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT>=30) thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.

Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, khi các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng, không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi. "Với những thay đổi này giảm được thời gian nằm viện của bệnh nhân không triệu chứng và bệnh nhân nhẹ để tập trung điều trị bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị" - Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các F0 phải có tải lượng vi rút thấp mới được phép cách ly tại nhà. Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, hiện số trường hợp mắc mới ở trên cả nước hiện nay đang có sự tăng nhanh tại nhiều địa phương. Điều này tạo nên áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị các bệnh nhân Covid-19. Bởi vậy, việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà sau thời gian 10 ngày nằm viện, có tải lượng vi rút thấp được đưa ra dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70-80% trường hợp F0 không có triệu chứng trong thời gian qua. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0.

Các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đồng thời, đối với những trường hợp này Bộ Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo về tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế; khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, các loại multivitamin; uống nhiều nước và uống nước nhiều lần trong ngày để đảm bảo độ ẩm cho hệ thống hô hấp.

Ngoài ra, bệnh nhân sau khi ra viện và được về điều trị tại nhà sẽ có số điện thoại đường dây nóng để nhân viên y tế kiểm tra, theo dõi hằng ngày và đến lấy mẫu xét nghiệm theo các quy định. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: "Với các biện pháp đã được Bộ Y tế khuyến cáo, chúng tôi hy vọng các trường họp F0 sẽ được tiếp tục theo dõi điều trị, người bệnh được gần gũi với gia đình sẽ tạo được tâm lý thoải mái và giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh"./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ VIII và Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” lần thứ V, năm 2024.
TP.HCM: Bắt giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan ma túy

TP.HCM: Bắt giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan ma túy

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Trung Hiếu (ca sĩ Chi Dân), Nguyễn Thị An (người mẫu An Tây), Nguyễn Đỗ Trúc Phương để điều tra về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Futsal Việt Nam đã vươn tầm châu lục

Futsal Việt Nam đã vươn tầm châu lục

(LĐTĐ) Mặc dù giấc mơ vô địch futsal Đông Nam Á đã không thành, nhưng với những gì Futsal Việt Nam giành được, tương lai của đội tuyển Futsal Việt Nam là rất hứa hẹn.
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.

Tin khác

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

(LĐTĐ) Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H (5 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa đi khám, phát hiện bị suy tuyến thượng thận. Đáng lo ngại, nguyên nhân được xác định từ việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc đông y hỗ trợ tăng cân.
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang mở ra những chân trời mới trong y học hiện đại. Trong lĩnh vực đột quỵ, AI giúp phân tích nhanh chóng và chính xác dữ liệu hình ảnh, dự đoán diễn biến bệnh, tối ưu hóa kế hoạch điều trị và thậm chí cá nhân hóa phương pháp phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân.
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông nhưng đến khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông của người bệnh, các bác sĩ cho biết, do lúc đó, người bệnh khởi phát cơn đột quỵ đột ngột, khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm, không kiểm soát được cơ thể…
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), toàn Thành phố ghi nhận 566 trường hợp, với 33 ổ dịch sốt xuất huyết.
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

(LĐTĐ) Quyết định 3293/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương với mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ hồi sức, nội khoa, và ngoại khoa.
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

(LĐTĐ) Trong cuộc họp thường trực Chính phủ sáng nay 9/11, Thủ tướng đã yêu cầu trong 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện cơ sở 2 của hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, đưa vào sử dụng với quyết tâm rất cao.
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5509/SYT-NVY gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã của Hà Nội bảo đảm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân (kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế) đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

(LĐTĐ) Được chẩn đoán mắc uốn ván, nhưng các bác sĩ không tìm được vết thương nào ngoài da, hay dấu hiệu chấn thương khiến nha bào uốn ván xâm nhập.
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài

30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ, 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm.
Xem thêm
Phiên bản di động