Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (2/6), tại Trung tâm Chính trị huyện Phúc Thọ, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động và chăm sóc sức khỏe sau Covid-19”.
Giao lưu trực tuyến: Giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách cho người lao động Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách mới và chăm sóc sức khỏe cho người lao động Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe sau Covid-19

Đến dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ Thành phố; ông Tạ Văn Tường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Các đại biểu tham dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Về phía Ban Tổ chức có bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội.

Buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến còn có đại diện các ban của LĐLĐ thành phố Hà Nội; LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở và đặc biệt là sự có mặt của hơn 200 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thuộc Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Đoàn viên, CNVCLĐ tham dự buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm ô xy cao áp Việt Nga.

8h40: Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp Công đoàn Thủ đô, tình hình an sinh xã hội đối với đa số CNVCLĐ cơ bản được đảm bảo; quan hệ lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp (DN) tương đối ổn định.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Đối với riêng ngành NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua cũng đã gánh chịu không ít những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, tuy nhiên Công đoàn ngành cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, NLĐ, đặc biệt là NLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các Công đoàn cơ sở, sau khi đại dịch đi qua, đời sống của nhiều NLĐ nói chung đã bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng mất việc, thiếu việc đang là vấn đề trăn trở; tiền lương, thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, thêm vào đó là sau dịch Covid-19, sức khỏe của NLĐ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, trong khi họ phải chịu nhiều chi phí như: Thuê nhà trọ, giá hàng hóa thị trường tăng cao nên đời sống khó khăn… Đâu đó, việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) ở một số DN chưa được nghiêm túc, vẫn còn nhiều DN lợi dụng tình hình dịch cố tình chây ỳ, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

“Trước thực trạng đó, Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải đáp chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động và chăm sóc sức khỏe sau Covid-19”. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022 và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Là hoạt động ý nghĩa dành cho đoàn viên, NLĐ, các đơn vị trực thuộc Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội…”, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh nhấn mạnh ý nghĩa của buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

8h45: Phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, đại diện đơn vị phối hợp tổ chức, Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Hoản cho biết: Để thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ, trong những năm qua, Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn; đồng thời, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội phát biểu tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội cũng cho biết, hàng năm, Công đoàn Ngành phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ Thành phố, các đơn vị, chuyên gia tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến và tư vấn pháp luật cho hàng nghìn đoàn viên, NLĐ. Công đoàn Ngành cũng phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ tại các đơn vị, DN, thực hiện tốt chương trình “Phúc lợi đoàn viên”.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các chế độ, chính sách thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách pháp luật mới đối với NLĐ và người sử dụng lao động là hết sức cần thiết.

Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội nhấn mạnh, buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến được tổ chức nhằm mang đến cho đoàn viên, NLĐ những kiến thức thiết thực liên quan đến các chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe sau Covid-19.

8h55: Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh đánh giá buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Giải đáp chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động và chăm sóc sức khỏe sau Covid-19” do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội tổ chức là hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong bối cảnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NLĐ luôn là nhiệm vụ cấp bách của các cấp Công đoàn, đặc biệt, hoạt động này càng ý nghĩa hơn khi được tổ chức nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2022.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh, khi đi làm, tham gia vào quan hệ lao động, bất cứ NLĐ nào cũng rất quan tâm đến những quyền lợi, chế độ chính sách dành cho mình, nhất là tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ BHXH, BHYT…

Thực tế hiện nay, với sự giám sát, đôn đốc của tổ chức Công đoàn, hầu hết các DN đã thực hiện tốt chế độ chính sách đối với NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp hoặc là do cố tình, hoặc do chưa hiểu biết cặn kẽ, chưa nắm rõ, cập nhật kịp thời những sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật dẫn đến việc thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ chưa đầy đủ.

Trong khi đó, cũng còn nhiều NLĐ do bận rộn không kịp cập nhật, thậm chí cũng có người còn quá tập trung cho công việc mà xem nhẹ việc trang bị kiến thức pháp luật, dẫn đến chưa hiểu rõ về chính sách pháp luật, từ đó phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi. Vì thế, việc phổ biến, giải đáp, trang bị chính sách pháp luật, các chế độ chính sách để cả NLĐ và người sử dụng lao động đều nắm rõ là hết sức cần thiết.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh đề nghị các đoàn viên, NLĐ hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách này và đề nghị các chuyên gia vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với NLĐ.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, báo Lao động Thủ đô và ngành NN&PTNT tặng hoa các chuyên gia.

9h00: Các chuyên gia trả lời câu hỏi, vướng mắc về chế độ chính sách cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Giải đáp những thắc mắc của NLĐ là các chuyên gia: Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm ô xy cao áp Việt Nga.

- Anh Lưu Văn Tám (Công ty Thủy Lợi Hà Nội): Xin chuyên gia cho biết những nguy cơ hậu Covid-19 ở trẻ em?

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Trẻ em ở miền Bắc nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thì cũng chỉ giống như nhiễm một loại vi rút hô hấp thông thường, mà tình trạng trẻ em nhiễm vi rút hô hấp thông thường thì rất phổ biến.

Việc nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có khác một chút, thường là sẽ gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch trong cơ thể và có thể có một số triệu chứng nhưng đối với trẻ em thì thường nhẹ hơn so với người lớn vì thế nguy cơ hậu Covid-19 ở trẻ em là không lớn, bố mẹ không phải quá lo lắng, nhất là với những trẻ ăn, ngủ tốt thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Bố mẹ cứ cho con ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hợp lý là được. Tuy nhiên, nếu thấy con có những biểu hiện như sốt cao liên tục, da đỏ, dị ứng kéo dài thì nên đi khám bác sĩ.

- Chị Đỗ Thị Phương (Công ty Thủy Lợi Hà Nội): Con tôi bị mắc Covid-19 đã khỏi nhưng sau khi khỏi thì bị mẩn, ngứa khắp người. Xin hỏi chuyên gia đó là hiện tượng gì? Cần làm gì để chữa khỏi?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Đỗ Thị Phương (Công ty Thủy Lợi Hà Nội) đặt câu hỏi với chuyên gia.

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Đối với những trẻ bị mắc Covid-19, vi rút gây bệnh sẽ sản sinh chất độc, khiến gan làm việc quá tải, gây tình trạng viêm, miễn dịch, rối loạn chuyển hóa… gây nên các tình trạng bệnh như hen phế quản, dị ứng, nổi mề đay….

Với những trẻ rơi vào tình trạng này, điều quan trọng đầu tiên và đơn giản mà bố, mẹ cần làm là cho trẻ vận động nhẹ nhàng hàng ngày, tùy theo điều kiện sức khỏe. Bởi, khi trẻ vận động sẽ tạo ta cơ chế thải độc tốt hơn, đồng thời giúp trẻ ăn ngủ tốt.

Song song với đó, cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ăn công nghiệp, chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ. Nên lựa chọn đồ ăn ít dầu mỡ, có nguồn gốc thực vật.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động

Các bậc phụ huynh cũng nên dùng thực phẩm thải độc. Ví dụ như thuốc bổ gan nguồn gốc thảo dược (cà gai leo, nhân trần). Tuy nhiên, các phụ huynh nên chọn nhà sản xuất uy tín, và không nên dùng cùng một lúc nhiều loại thuốc khác nhau.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng các loại lá, thảo dược để ngâm, xông, tắm… nhằm chống dị ứng.

Đối với những trường hợp trẻ bị mẩn, ngứa kéo dài thì các bậc phụ huynh nên cho vào viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

- Anh Phan Thanh Sơn (Công ty Thủy Lợi Sông Tích): Người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì khác so với người tham gia BHYT chưa đủ 5 năm?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không quá 3 tháng theo quy định thì thẻ BHYT sẽ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.

Sau khi được xác nhận, người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- Anh Lê Văn Tú (Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội): NLĐ của ngành nông nghiệp vốn thu nhập thấp, lại có 2 năm bị ảnh hưởng Covid-19. Hiện nay, một số NLĐ không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp nên đã xin nghỉ việc. Vậy xin hỏi NLĐ có thể nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần giống như BHXH không?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Anh Phan Thanh Sơn (Công ty Thủy Lợi Sông Tích) đặt câu hỏi với chuyên gia.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo Luật quy định, từ 2015, nếu như nghỉ việc NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng lương cuối. Tuy nhiên, khi nghỉ việc chúng ta phải khai báo, nếu không khai báo thì sẽ không được hưởng. Nếu không nhận trợ cấp thất nghiệp thì chúng ta sẽ được tiếp nối chế độ hưởng thất nghiệp về sau này. Do vậy, chúng ta không có quy định về trợ cấp thất nghiệp 1 lần.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động

- Anh Hoàng Xuân Lai (Công ty Thủy Lợi Sông Tích): Trên đường đi làm về và trên đường đi làm, NLĐ bị tai nạn. Trường hợp này có được tính là tai nạn lao động không? Thủ tục nhận trợ cấp tai nạn lao động gồm những gì và nộp cho cơ quan nào?

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của pháp luật, NLĐ trên đường đi làm về nhà hoặc ngược lại trên đường đi làm từ nhà đến nơi làm việc mà bị tai nạn giao thông hoặc gặp các sự cố gây chấn thương, thậm chí là tử vong thì có thể được coi là tai nạn lao động, nhưng phải có thêm yếu tố là quãng đường đi và thời gian hợp lý. Điều này được xác định bởi cơ quan công an giám định.

Nếu được xác định là tai nạn lao động thì NLĐ sẽ được hưởng các quyền lợi do DN chi trả, không phụ thuộc vào lỗi gây tai nạn là của ai. Cụ thể, chi phí điều trị bệnh, tiền lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh; đồng thời sau khi giám định sức khỏe thì DN còn phải có một khoản trợ cấp tùy theo tỉ lệ suy giảm sức khỏe của NLĐ.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Song song với quyền lợi do DN chi trả thì NLĐ được hưởng trợ cấp từ BHXH do tai nạn lao động. NLĐ cần có những giấy tờ sau: Công văn của đơn vị, kết quả giám định y khoa về tình trạng suy giảm sức khỏe, sổ BHXH gửi về cơ quan BHXH để được hưởng trợ cấp.

Tuy nhiên, tôi lưu ý là hiện nay có tình trạng đơn vị không thành lập đoàn kiểm tra tai nạn lao động, kết quả điều tra tai nạn lao động tuy không phải nộp cho cơ quan bảo hiểm nhưng cần nộp cho hội đồng y khoa để giám định tình trạng suy giảm sức khỏe, từ đó mới có căn cứ nộp cho cơ quan BHXH, vì thế khi tai nạn lao động xảy ra thì DN cần phải thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động để có căn cứ bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

- Anh Đặng Trần Tuân (Công ty Thủy Lợi Sông Tích): Tôi nghe nói từ năm nay sẽ được tăng lương tối thiểu vùng. Có đúng hay không? Tăng bao nhiêu? Nếu Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng vào năm nay thì NLĐ có được đề nghị người sử dụng lao động tăng lương vào năm nay không?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Anh Đặng Trần Tuân (Công ty Thủy Lợi Sông Tích) đặt câu hỏi với chuyên gia.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định là ngưỡng mà DN không được trả thấp hơn đối với NLĐ, chứ không phải là căn cứ để DN tăng lương cho NLĐ. DN sẽ tăng lương cho NLĐ dựa vào năng lực lao động và năng suất lao động.

Vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp và thống nhất tăng chung 6%, trong đó, vùng 1 sẽ tăng 260 nghìn đồng, vùng 2 được tăng 240 nghìn đồng. Lộ trình tăng lương tối thiểu vùng sẽ bắt đầu từ 1/7.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động

- Chị Nguyễn Thị Thúy Hà (Công ty MTV Phát triển thủy lợi Sông Đáy): Hiện tại, Công ty tôi đang trả lương cho NLĐ theo ngạch, bậc của Nhà nước, nhưng đóng BHXH lại theo lương tối thiểu vùng. Xin hỏi việc đóng BHXH như vậy có phù hợp không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Không ở đơn vị nào lại có 2 mức thang bảng lương như vậy. Theo quy định, Hợp đồng lao động ký với mức lương như thế nào thì sẽ đóng BHXH ở mức lương như thế. Không có quy định nào về việc trả lương theo ngạch bậc này nhưng lại đóng BHXH theo mức lương khác. Anh/chị có thể xem lại việc chi trả lương này đã đúng chưa.

- Chuyên gia Tạ Văn Dương: Nếu NLĐ làm việc theo Hợp đồng lao động thì vẫn phải thực hiện quy định theo Bộ luật Lao động. Kể cả các lao động làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, kí hợp đồng 6 tháng thì vẫn phải tuân thủ theo Bộ luật Lao động.

- Anh Ngô Quốc Vương (Công ty MTV Phát triển thủy lợi Sông Đáy): Nạn rác thải và chất thải động vật từ trang trại, chế phẩm nông nghiệp ra hệ thống thủy lợi rất nhiều, gây ô nhiễm, ách tắc dòng chảy, làm ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ ngành thủy lợi. NLĐ thủy lợi cũng đã nhiều lần đề nghị phụ cấp độc hại nhưng chưa được phê duyệt. Tại sao?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Đình Thị Ngà (Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội) đặt câu hỏi với các chuyên gia.

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Chính phủ đã ban hành danh mục về các nghề thuộc công việc nặng nhọc độc hại, chúng ta cần căn cứ vào danh mục này để xác định công việc của mình có phải là nặng nhọc độc hại hay không.

Nếu nằm trong danh mục đó, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi cao hơn công việc bình thường: Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, nghỉ phép năm dài hơn, được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm nghề bình thường và được khám sức khỏe 6 tháng 1 lần.

Luật cũng đã quy định nếu công việc chưa được công nhận danh mục độc hại, NLĐ có thể làm đơn đề xuất lên các cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, bổ sung. Với trường hợp của anh, theo quy định của pháp luật, trong quan hệ lao động không còn khái niệm phụ cấp độc hại nữa, chỉ là sự thống nhất trong DN và Công đoàn.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Phùng Thị Thúy Ngần (Công ty Thủy Lợi Sông Tích) đặt câu hỏi.

- Anh Nguyễn Hữu Viên (Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ): Xin chuyên gia cho biết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? Về chế độ nghỉ phép năm, nếu không nghỉ hết phép năm thì có được thanh toán không? Do cơ quan nào thanh toán?

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Về chế độ tai nạn lao động như tôi đã trả lời ở trên, khi NLĐ bị tai nạn lao động thì DN sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị thương tật cho NLĐ, nếu NLĐ tham gia BHYT, BHYT chi trả bao nhiêu còn lại thì DN phải chi trả hết tiền điều trị này. Bên cạnh đó, DN phải chi trả đủ tiền lương cho NLĐ trong thời gian nghỉ việc điều trị thương tật, đồng thời cũng phải trợ cấp một khoản tiền cho NLĐ tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khỏe của NLĐ, sau khi thực hiện giám định sức khỏe.

Còn đối với nội dung anh hỏi về nghỉ phép năm, nếu do nhu cầu của công việc mà DN không thể bố trí cho NLĐ nghỉ phép năm mà yêu cầu NLĐ đi làm vào những ngày nghỉ này thì DN phải trả lương ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm. Tất nhiên luật không khuyến khích DN bố trí cho NLĐ đi làm vào ngày phép nhưng nếu nhu cầu bất khả kháng không thể cho nghỉ phép được thì DN phải trả lương như vậy cho NLĐ.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh tặng quà cho CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

- Chị Ngô Thị Thuận (Công ty Thủy Lợi Sông Tích): Thưa chuyên gia, lao động nữ sau sinh con ngoài được nghỉ chế độ 6 tháng thì còn được hưởng gì không? Nam sau khi vợ sinh con thì được hưởng chế độ gì?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Đối với lao động nam sau khi vợ sinh con thì sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc với sinh thường 1 con; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường tặng quà cho CNVCLĐ.

Lao động nam được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp sẽ là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng.

- Chị Nguyễn Thị Hồng Hà (Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ): Hiện tại, từ năm 2016 trở về trước, chúng tôi được đóng BHXH theo hệ số. Sau năm 2016 được tính theo mức tiền đồng, dẫn đến càng về hưu về sau thì lại thấp hơn về trước. DN làm như vậy có đúng không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Tại thời điểm hiện tại chúng ta đang làm sai thang bảng lương. Không có quy định nào, khi lương đã đóng theo Hợp đồng lao động rồi mà lại lấy hệ số nhân với lương tối thiểu. Lương tối thiểu là lương cơ sở chứ không phải lương tối thiểu vùng. Hiện tại, do chúng ta thực hiện như vậy, nên mức đóng sẽ thấp hơn quy định. Nếu NLĐ càng đóng thấp, càng đóng thấp dài bao nhiêu thì mức hưởng lương hưu càng thấp bấy nhiêu.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chánh Văn phòng LĐLĐ Thành phố Nguyễn Bá Châu tặng quà cho CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

- Chị Nguyễn Thị Hà (Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ): Lao động nữ đã tham gia BHXH, nhưng khi mang thai, do tình trạng sức khỏe yếu theo chỉ định của bác sĩ thì buộc phải nghỉ ở nhà. Lao động này xin nghỉ không lương. Vậy khi sinh thì chế độ thai sản được tính như thế nào? Nếu như họ đã nghỉ 7-8 tháng không đi làm được (dưỡng thai) trước khi sinh thì tính thế nào?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong khi các trường hợp thông thường, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi tham gia đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh nhưng với trường hợp mang thai mà phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, điều kiện hưởng chế độ thai sản dễ dàng hơn rất nhiều.

Cụ thể, Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: NLĐ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo đó, lao động nữ nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có quyền hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau: Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, đóng BHXH từ đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Nhưng để được hưởng chế độ này NLĐ bắt buộc phải có giấy chỉ định của bác sĩ.

- Chị Đinh Thị Ngà (Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội): Tôi bị Covid-19 từ tháng 3/2022, tuy nhiên, hiện tại thỉnh thoảng tôi vẫn bị tức ngực, khó thở, tóc rụng rất nhiều. Xin hỏi chuyên gia có biện pháp gì để khắc phục?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Ngọc Anh (Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội) đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Các triệu chứng chị chia sẻ đều là các triệu chứng thông dụng mà các bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 chia sẻ với chúng tôi. Có 2 lý do mà sau khi mắc Covid-19 thường xuất hiện các triệu chứng đó là: Tổn thương về tinh thần và tổn thương thực thể.

Về tinh thần: Sau khi mắc Covid-19, nhiều người có tâm lý lo lắng nên với những người hay lo nghĩ sẽ bị nặng hơn. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta tự nên kiềm soát lại tinh thần của mình, giải tỏa stress, thực hiện một số các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh…

Về việc tổn thương thực thể: Nhiều người sau khi mắc Covid-19 sẽ bị ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe. Trong đó, nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề, phải có sự can thiệp từ các trung tâm, bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, ở một số người bệnh khác nhẹ hơn, sẽ xuất hiện tình trạng có những cục máu đông nhỏ, gây ra một số rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số triệu trứng đã đề cập như tức ngực, khó thở…

Đối với những trường hợp gặp một số triệu trứng như chị Ngà vừa chia sẻ, đa phần, sau 3-4 tuần tình trạng này sẽ đỡ. Theo tôi, cách tốt nhất là người bệnh sau khi mắc Covid-19 vẫn nên tích cực vận động tùy theo sức của mình. Việc này giúp tinh thần thoải mái hơn, lưu thông máu tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng giúp lưu thông máu tốt hơn. Tập các bài tập thở.

Tuy nhiên, hiện nay có 1 thực trạng, rất nhiều người sau khi mắc Covid-19 đã bổ sung thêm rất nhiều các loại thực phẩm bổ. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung nhiều thuốc bổ là tốt. Chúng ta chỉ nên bổ sung 1 vài loại thực phẩm phù hợp với cơ thể mình và cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu không đỡ, chúng ta có thể đi khám, thực hiện xét nghiệm chức năng tim, phổi, xét nghiệm máu…

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Anh Phùng Bình Hạnh (Công ty Thủy lợi Sông Tích) đặt câu hỏi.

- Chị Phùng Thị Thúy Ngần (Công ty Thủy Lợi Sông Tích): NLĐ phải đáp ứng điều kiện nào để được hưởng chế độ thai sản? Qua theo dõi tôi thấy mức hưởng thai sản của NLĐ khác nhau, tại sao?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: Theo Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH quy định lao động nữ phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Còn theo Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH quy định lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, thì phải thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

Còn về mức hưởng thai sản của mỗi người khác nhau là do BHXH quy định NLĐ đóng bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu. Nên NLĐ lương đóng cao sẽ hưởng cao, lương đóng thấp sẽ hưởng thấp.

- Chị Nguyễn Thị Hằng (Công ty MTV Phát triển thủy lợi Sông Đáy): Các cháu nhỏ đang trong thời kỳ tiêm chủng, nhưng nếu bị nhiễm Covid-19 rồi thì sao bao lâu sẽ được tiêm chủng?

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Việc tiêm cho các bé hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, theo thể trạng của bé cũng như nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, khi tiến hành tiêm chủng nên tuân theo quy định của cơ quan y tế, kiểm tra sức khỏe đầy đủ cho bé trước khi tiêm.

- Chị Nguyễn Thị Hồng Hà (Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ): Cháu nhà tôi và một số bạn bè, không biết là do tiêm vắc xin hay do bị Covid-19 mà bị rụng tóc rất nhiều. Xin hỏi chuyên gia các biện pháp khắc phục?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (Công ty Thủy lợi Sông Đáy) đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Đây là 1 câu hỏi được rất nhiều người hỏi và quan tâm. Trên thực tế, sau khi tiêm phòng hoặc mắc Covid-19, có rất nhiều phụ nữ cho biết bị rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô… nguyên nhân được quy về rối loạn nội tiết. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được đưa ra về việc tiêm vắc xin hay mắc Covid-19 gây nên các nguyên nhân này.

Để khắc phục, cũng giống như triệu chứng về hậu Covid-19 vẫn là các vấn đề liên quan đến thiếu máu và căng thẳng. Do vậy, cũng xử trí theo hướng dẫn ở trên như tăng cường máu lên não, kiểm soát stress bằng cách vận động, dùng thuốc an thần nhẹ… Những việc này không chỉ đỡ rụng tóc mà còn góp phần tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

- Anh Phùng Bình Hạnh (Công ty Thủy lợi Sông Tích): Trong thời gian được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, NLĐ phát hiện ra bệnh nghề nghiệp hoặc xảy ra tai nạn lao động có được chi trả chế độ không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Quy định của Chính phủ giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm hỗ trợ DN và NLĐ trong thời gian mắc Covid-19 khó khăn. Tuy nhiên, thời gian tham gia của NLĐ vẫn được ghi nhận bình thường, chứ không phải NLĐ không đóng sẽ không được ghi nhận. Như vậy, đã có ghi nhận thì NLĐ vẫn được thanh toán tất cả các chế độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp bình thường.

- Chị Trương Thị Ngọc Anh (Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội): Công ty chúng tôi có chi nhánh là Xí nghiệp Suối 2 Ba Vì. Từ năm 1998 - 2020, công nhân trồng dứa vẫn có chế độ nghỉ hưu trước tuổi 5 năm (theo danh mục công việc nặng nhọc độc hại), nhưng hiện nay không được chế độ nghỉ hưu trước tuổi 5 năm nữa. Xin hỏi để công nhân trồng dứa được nghỉ hưu trước tuổi 5 năm thì DN phải làm gì?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Chử Thị Bích Liên (Công ty Thủy lợi Hà Nội) đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định danh nghề, mục công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm quá dài nên tôi cũng rất xin lỗi là không biết công việc trồng dứa có thuộc danh mục công việc nặng nhọc độc hại hay không.

Nếu đơn vị thấy rằng môi trường làm việc vẫn đang có yếu tố nặng nhọc độc hại mà trước đây cũng đã được công nhận mà bây giờ lại không có trong danh mục, thì đơn vị cần làm báo cáo lên cấp thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục An toàn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị được bổ sung lại vào danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại thì công nhân sẽ được hưởng những chế độ đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại trong đó có việc được hưu trước 5 năm tuổi đời.

- Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (Công ty Thủy lợi Sông Đáy): Đầu năm 2022 đơn vị tôi có rất nhiều NLĐ bị mắc Covid-19 điều trị ở địa phương. Trường hợp 1 thì test tại y tế địa phương và được địa phương cấp giấy, đã được BHXH thanh toán. Trường hợp 2 thì test tại nhà và chưa được địa phương cấp giấy, trường hợp này thì chưa được BHXH thanh toán. Cán bộ tiền lương nói các trường hợp này phải chờ hướng dẫn, như vậy có đúng không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Cán bộ tiền lương của đơn vị anh, chị đã trả lời đúng. Bệnh Covid-19 là căn bệnh chưa từng có trong tiền lệ. Đối với các bệnh khác khi người lao động đến các cơ quan khám bệnh sẽ được cấp giấy. Đối với mắc Covid-19 thì NLĐ không phải đến cơ sở y tế mà tự chữa tại nhà.

UBND Thành phố đã có quy định về cấp giấy chứng nhận hưởng BHXH khi test tại nhà. Tuy nhiên trước khi có hướng dẫn, có nhiều trường hợp không có giấy khi mắc Covid-19, ngày bắt đầu bị bệnh và ngày cấp giấy chứng nhận không giống nhau dẫn đến vướng mắc về thủ tục BHXH.

Vấn đề này, Bộ Y tế đã có công văn, tờ trình Chính phủ đề nghị bổ sung các loại giấy tờ đặc biệt thay thế giấy chứng nhận hưởng BHXH nhưng đến giờ chưa có hướng dẫn nên chúng ta cần đợi.

Trong lúc này, NLĐ nên giữ quyết định hết cách ly của UBND để khi có thông tư mới sẽ được triển khai nhanh chóng hơn, không mất công đi lại làm thủ tục.

- Chị Chử Bích Liên (Công ty Thủy lợi Hà Nội): Tôi xin hỏi 2 vấn đề: Thứ nhất, gia đình tôi bị Covid-19 rất lâu, nhưng vẫn nhiều người còn đang ho. Xin hỏi bác sĩ như vậy sức khỏe có bị ảnh hưởng nhiều không và phải làm gì để chăm sóc sức khỏe? Vấn đề thứ 2, anh trai tôi tham gia đóng BHXH tại 1 công ty, công ty này đang nợ BHXH. Anh tôi muốn chuyển công ty khác nhưng công ty cũ không chốt BHXH cho. Anh tôi có thể tự đi chốt BHXH để chuyển sang đơn vị mới được không?

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Trần Thị Lụa (Công ty Thủy lợi Sông Tích) đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Nguyễn Huy Hoàng: Ho là triệu chứng rất hay gặp khi mắc Covid-19, nhất là khi mắc Covid-19 do chủng Omicron. Những trường hợp này là ho do dị ứng và không có việc ho nhiều sẽ xuống phổi. Bản thân gia đình tôi cũng đã mắc Covid-19 và đều bị ho khan trong và sau mắc Covid-19. Thậm chí, có những bệnh nhân đến khám tại phòng khám của tôi cũng ho khan cả tháng sau mắc Covid-19. Do vậy, theo tôi, với những trường hợp ho, không sốt thì không quá lo lắng.

Cách xử trí: Có thể tìm hiểu trên một số báo chính thống các video hướng dẫn tập thở. Bên cạnh đó, nên sử dụng một số loại thực phẩm bổ phế. Đặc biệt, có thể sử dụng mật ong với quất, chanh, tỏi… tùy theo khẩu vị của mình nhằm tăng sức đề kháng. Nếu đã sử dụng các biện pháp trên mà không đỡ thì có thể sử dụng một số loại thuốc chống ho hoặc sử dụng thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Khi công ty nợ đóng BHXH thì NLĐ sẽ không được hưởng quyền lợi trong thời gian đó. Theo quy định, khi chấm dứt Hợp đồng lao động DN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho NLĐ. Như vậy, NLĐ vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi DN nợ tiền đóng BHXH. Đối với các đơn vị nợ BHXH, chúng tôi vẫn để cho đơn vị tách đóng riêng cho từng cá nhân để giải quyết quyền lợi cho NLĐ. Do vậy, trừ trường hợp đơn vị đã ngừng giao dịch, phá sản, giải thể thì cá nhân mới lên làm việc trực tiếp với BHXH. Còn trong các trường hợp khác thì cá nhân vẫn phải liên hệ với đơn vị tham gia đóng BHXH.

Đối thoại, giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động
Chị Đinh Thị Thắm (Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội) đặt câu hỏi.

- Chị Trần Thị Lụa (Công ty Thủy lợi Sông Tích): NLĐ vừa nghỉ việc làm tại cơ quan, thì cần những giấy tờ, thủ tục gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Giấy tờ để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ gồm có quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động và sổ BHXH nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm sau đó sẽ được giải quyết.

- Chị Đinh Thị Thắm (Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội): Tôi có 2 câu hỏi gửi tới các chuyên gia. Thứ nhất, NLĐ trong thời gian tham gia sản xuất, vì lý do cá nhân có nhờ đồng nghiệp trực hộ, nếu xảy ra tai nạn cháy, nổ, thì trách nhiệm thuộc về ai, người nhờ trực hay là người trực thay sẽ phải chịu? Nếu cán bộ quản lý trực tiếp là trạm trưởng thì trạm trưởng có phải chịu trách nhiệm không? Nếu cán bộ quản lý trực tiếp là lãnh đạo công ty thì có phải chịu trách nhiệm không? Chịu trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi thứ hai của tôi là, NLĐ vì lý do cá nhân xin nghỉ việc tại doanh nghiệp, tự túc lương và tự nộp tiền gửi DN đóng BHXH, xin hỏi thời gian nghỉ đó có quy định là trong bao lâu không và việc nhờ đóng BHXH như vậy có đúng quy định không?

- Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ nhất của chị. Theo quy định của pháp luật, NLĐ làm mất mát, hư hỏng, gây thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp thì có trách nhiệm bồi thường cho DN không quá 30% giá trị thiệt hại và được trừ dần hàng tháng. Luật không phân biệt người trực thay hay người nhờ trực chịu trách nhiệm mà người nào thực hiện hành vi đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, nếu người trực thay mà không báo cáo, không được sự đồng ý của doanh nghiệp thì khi tai nạn lao động xảy ra, doanh nghiệp có quyền từ chối bồi thường các chế độ tai nạn lao động. Còn đối với lãnh đạo quản lý có phải chịu trách nhiệm hay không thì phụ thuộc vào quy chế quản lý của doanh nghiệp chứ Luật không quy định đến đối tượng này.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đối với câu hỏi thứ hai của bạn thì tôi xin nói luôn là Luật không có quy định về việc nhờ đóng BHXH. Việc nộp tiền để DN đóng BHXH hộ là không đúng với quy định của pháp luật. Thực ra nếu người nhờ đóng là nữ, nhờ đóng qua DN thì mức hưởng về chế độ thai sản sẽ cao hơn, nhưng nói chung đây là việc không đúng với quy định. Tôi khuyên bạn nên nói với người nhà nếu tiếp tục làm việc ở DN thì mới tham gia BHXH qua DN, còn nếu như không làm việc thì nên dừng lại, đóng BHXH tự nguyện, chỉ phải đóng 22% và tùy chọn mức lương đóng bảo hiểm phù hợp.

Phát biểu bế mạc tại buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, sau 2 tiếng làm việc hiệu quả, hàng chục câu hỏi đã được gửi đến Ban tổ chức. Những thắc mắc, quan tâm về chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống việc làm đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng.

Do thời gian có hạn, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô mong muốn, NLĐ sẽ tiếp tục gửi kiến nghị, báo Lao động Thủ đô sẽ có trách nhiệm, là cầu nối giữa NLĐ và chuyên gia.

Nhóm PV

Bài viết cùng chủ đề

Tọa đàm, Giao lưu trực tuyến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động