Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mang tính đột phá về giao thông góp phần tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Thêm chính sách mang tính đột phá cho ngành Y tế phát triển Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao Quốc hội thảo luận 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Áp lực gia tăng

Theo thông tin Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian qua, nhiều công trình hạ tầng giao thông khung của Thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi giúp kết nối các khu vực, góp phần nâng cao năng lực giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đáng chú ý, tính đến tháng 10/2023, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục được quan tâm, đến nay tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được 19,05% nhu cầu đi lại của người dân. Từ năm 2020 đến nay, Hà Nội đã xử lý được 36 điểm ùn tắc giao thông.

Dù cố gắng, song về lĩnh vực giao thông cũng cho thấy, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, hiện tại, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang triển khai đầu tư 96 dự án bãi đỗ xe, nhưng mới có 18 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, còn lại đang triển khai hoặc chuẩn bị có quyết định chấm dứt đầu tư. Tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị chậm so với kế hoạch do nguồn lực còn hạn chế.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại
Đường sắt đô thị đã chứng minh được tính ưu việt, giúp giao thông Thủ đô văn minh và hiện đại hơn.

Trong khi đó, hạ tầng của Thủ đô đang “gánh” tới khoảng 7,9 triệu phương tiện; ngoài ra còn có 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác. Nhưng, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị của Hà Nội đạt khoảng 12,13% (yêu cầu của quy hoạch là từ 20% đến 26%), quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%.

Việc triển khai các quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đã được Thành phố quy hoạch song vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí đầu tư ban đầu cho các dự án đầu tư bến xe, bãi đỗ xe công cộng là khá lớn, thời gian thu hồi vốn và khả năng thu hồi vốn khó khả thi dẫn đến nhà đầu tư chưa quan tâm tham gia đầu tư. Một số vị trí, địa điểm kêu gọi đầu tư dự án bến, bãi đỗ xe công cộng chưa thực sự thu hút nhà đầu tư.

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết, ngày 6/11/2021 là cột mốc ghi dấu tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội cũng như của cả nước. Đến nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận hành được 2 năm và bước đầu được đánh giá là thành công, được đông đảo người dân ghi nhận là phương tiện đi lại nhanh chóng, an toàn, xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen đi lại theo hướng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng đồng thời tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, lịch sự.

Hà Nội không chỉ là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, “trái tim” của cả nước mà còn là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế. Với vai trò về kinh tế của mình, chỉ khi “mạch máu” giao thông phát triển mới có thể tạo nên nền tảng thúc đẩy sự phát triển của Hà Nội; tạo ra sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Việt Nam cho rằng, để giải quyết những bất cập về giao thông, trước mắt cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy; có các cơ chế để phát triển giao thông đi trước một bước, sau đó là kịp thời ban hành văn bản dưới Luật.

“Thủ đô Hà Nội đang sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn 2065, lập quy hoạch Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050 là thời điểm thích hợp để tập trung nguồn lực, trí tuệ, xác định các định hướng cơ chế tạo đột phá cho giao thông”, ông Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Theo các chuyên gia giao thông, trước những bất cập của giao thông Thủ đô, một trong những giải pháp không thể thay thế chính là phát triển giao thông công cộng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển đường sắt đô thị.

Theo tìm hiểu, hiện trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng quy định cho phép Thành phố huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị. Trong đó, việc quy hoạch vùng phụ cận và thu hồi, đấu giá đất trong vùng phụ cận là biện pháp để thu lại giá trị gia tăng từ đất để tạo nguồn lực cho phát triển đường sắt đô thị. Quy định này đã cơ bản thể hiện được về biện pháp, cách thức triển khai thực hiện và giải pháp kết hợp giữa dự án đường sắt đô thị và dự án phát triển đô thị.

Đây là biện pháp quan trọng để giúp Thành phố đẩy nhanh tiến độ phát triển đường sắt đô thị; từ đó, giúp tăng cường khả năng kết nối giao thông, giúp giảm phương tiện giao thông cá nhân từ đó giảm ùn tắc giao thông ở đô thị trung tâm; giảm ô nhiễm không khí; giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị trung tâm, phát triển các đô thị, thành phố vệ tinh, từ đó thực hiện hiệu quả mục tiêu di dời các cơ sở, trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, giãn dân ở khu vực đô thị trung tâm.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): “Bệ phóng” giúp giao thông Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại

Đặc biệt quan tâm đến vai trò của đường sắt đô thị đối với giao thông vận tải nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, việc phân cấp để Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư với các dự án theo mô hình TOD (phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm) là một trong những điểm nhấn của dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi.

Theo đó, một TOD mang bản sắc của Thủ đô đó là một giải pháp tổng thể về phát triển đô thị làm cơ sở cho quy hoạch, tái thiết và phát triển đô thị; lấy đầu mối giao thông đường sắt đô thị làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa…

Có thể thấy, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô.

Với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tin tưởng rằng đây là cơ hội tốt để các thành phố cải tạo cảnh quan đô thị, tái cấu trúc đô thị, từ đó đưa giao thông Thủ đô ngày một xanh, thông minh, hiện đại.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định

(LĐTĐ) Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giữ nguyên, hiện ở mức 106,95.
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024

(LĐTĐ) Chiều 13/12, kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24), PROCON và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi 2024 đã chính thức khép lại. Kết quả chung cuộc, sinh viên Nguyễn Đức Thắng, đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã xuất sắc đoạt chức Vô địch Siêu CUP OLP’24.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày tăng giá, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm mạnh nhất 1 triệu đồng/lượng.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Theo thống kê đã có tới 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 12 gồm: CB, Dong A Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank, và IVB. Trong đó ABBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất hai lần trong tháng.
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán

(LĐTĐ) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, 2 doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 330 triệu đồng.
"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến

(LĐTĐ) Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tháng 11 tăng đáng kể do đây là tháng cuối cùng thị trường được hưởng các ưu đãi của chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động