Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Luật quy định về vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô, được các bộ, ngành, địa phương, nhất là thành phố Hà Nội tích cực, chủ động triển khai thi hành Luật. Sau nhiều năm, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, mặt khác cũng đã bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới. Do đó việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô là việc hết sức cần thiết.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành. |
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều). Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành. Theo đó, dự thảo Luật quy định nhiều nội dung nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Chẳng hạn, quy định tại Điều 24 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép các trường công lập của Thủ đô được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục của nước ngoài theo điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định. Quy định này vượt trội hơn so với quy định tại Luật Giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (chỉ quy định cho phép cơ sở giáo dục ngoài công lập được liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài). Nội dung này được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thí điểm thành công một số trường công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài trên địa bàn Thủ đô.
Ngoài ra, quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép Hà Nội được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Thủ đô. Điều này góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa xứ Đoài đặc trưng riêng có của Thủ đô; góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; giữ vị trí đứng đầu cả nước về khoa học, giáo dục, về tỷ lệ đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh.
Đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) nhận định, so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô. Nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, đại biểu Vương Quốc Thắng cho rằng, muốn Thủ đô là đầu tàu của cả nước về kinh tế - xã hội thì trước hết và quan trọng nhất phải xây dựng Thủ đô thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Để làm được điều này, song song với việc chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh; cho phép thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài; ưu đãi về tài chính; chính sách về giáo dục và đào tạo của Thủ đô cần được tiếp tục đổi mới theo hướng toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; xây dựng chính sách thu hút các nhà giáo, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cấp học của Thủ đô…
Những năm qua, giáo dục Thủ đô đã có những thành tựu đáng ghi nhận cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. |
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, thời gian qua, giáo dục Thủ đô đã có những thành tựu đáng ghi nhận cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Điều này có thể được minh chứng qua kết quả thi tốt nghiệp và các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Ngành Giáo dục Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu trong công tác xã hội hóa giáo dục… Tuy nhiên, giáo dục Thủ đô cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc và lúng túng. Hà Nội như là một Việt Nam thu nhỏ, có thành phố, có nông thôn và có cả miền núi. Mật độ di dân cơ học cao, công tác dự báo chưa thật chuẩn xác nên ngành Giáo dục hằng năm phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh , để xứng đáng là “trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao…”, Hà Nội cần có các mục tiêu rõ ràng và những giải pháp vượt trội.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh góp ý, ngoài việc được phép xây dựng hệ thống trường liên cấp, Hà Nội có thể xây dựng các trường nghề phù hợp với các khu vực phát triển khác nhau gắn bó chặt chẽ với giáo dục phổ thông, các trường trung học phổ thông gắn với giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ Hà Nội được phép xây dựng hệ thống trường học quy chuẩn theo thông lệ quốc tế và có cơ chế đầu tư phù hợp; được quyền đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của địa phương theo cơ chế riêng; được quyền sắp xếp lịch học phù hợp.
Cùng đó, Hà Nội cần được phép tạo sự liên thông, liên kết với hệ thống giáo dục khu vực và quốc tế và được phép điều chỉnh chương trình phù hợp theo thông lệ quốc tế ở mức độ cơ bản; được phép ký kết đào tạo đội ngũ không chỉ trong nước mà cả với các đối tác quốc tế…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08