Ghi nhận ở cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Ngắm cao tốc Nha Trang - Cam Lâm trị giá hơn 7.600 tỷ đồng Sắp khởi công nhiều dự án giao thông lớn khu vực phía Nam |
Chậm tiến độ, còn đội vốn
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó đoạn đi qua Đồng Nai dài hơn 34km, qua Bà Rịa - Vũng Tàu là 19,7km, được khởi công ngày 18/6, tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng. Dự án chia thành 3 thành phần, thành phần 1 do Đồng Nai làm chủ đầu tư (dài 16km, tổng mức đầu tư 6.012 tỉ đồng), thành phần 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư (dài 18,2km, tổng mức đầu tư 6.852 tỉ đồng) và thành phần 3 do Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư (dài 19,5km, tổng mức đầu tư 4.693 tỉ đồng). Theo kế hoạch, cao tốc này phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023 và đưa vào khai thác năm 2025. Tuy nhiên, hiện cao tốc này đang “nổi tiếng” vì quá chậm.
Thi công đường cống thoát nước cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. |
Cao tốc đoạn Biên Hòa - Đồng Nai chậm tiến độ bởi chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng quá chậm từ phía tỉnh Đồng Nai, trong khi ở khi vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản đã hoàn thành. Theo đó, sau hơn 3 tháng khởi công, hiện tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn qua Đồng Nai gần như không chuyển biến. Cụ thể, theo báo cáo của các bên, hiện mặt bằng dự án thành phần 1 do Đồng Nai làm chủ đầu tư chưa được bàn giao, còn mặt bằng dự án thành phần 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư mới bàn giao được khoảng 5,82%.Chỉ có dự án thành phần 3 do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu làm chủ đầu tư, mặt bằng bàn giao đáp ứng kế hoạch, đạt khoảng 77,6%.
Trước tình hình như trên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đã phải vào cuộc. Còn Bộ GTVT thì kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh việc chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng để bắt tay vào triển khai nhanh dự án. Theo đó, Ban Quản lý dự án 2 - Bộ GTVT cho biết, trước mắt cần khẩn trương hoàn thành công tác kiểm đếm, xác định giá đất, lên phương án bồi thường. Bên cạnh đó, cần ưu tiên bàn giao các vị trí mặt bằng để thi công các hạng mục quan trọng của dự án như các vị trí xử lý đất yếu, nút giao, đường tiếp cận công trường. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục, tổ chức di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến và tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng các khu tái định cư.
Không chỉ giải phóng mặt bằng quá chậm, Bộ GTVT cho biết dự án Cao tốc Biên Hòa - Đồng Nai còn đội vốn lên rất nhiều so với tính toán ban đầu, Theo báo cáo của Bộ GTVT, dự án này trước đó được phê duyệt với số vốn là 17.800 tỷ đồng, hiện nay tăng thêm là 3.670 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên tới gần 21.500 tỷ đồng. Trong đó, cụ thể dự án thành phần 1 tăng hơn 1.195 tỷ đồng, dự án thành phần 2 tăng gần 1.490 tỷ đồng dự án thành phần 3 tăng hơn 989 tỷ đồng. Nguyên nhân vốn đầu tư dự án bị đội lên, chủ yếu cũng do giải phóng mặt bằng chậm. Việc địa phương phê duyệt đơn giá đền bù chậm đã khiến chi phí bồi thường tăng lên theo thời giá.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, ban đầu đơn vị tư vấn xác định giá đền bù, giải phóng mặt bằng như tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 59/2022 ngày 16/6/2022, tuy nhiên sau đó thực tế đến khi địa phương phê duyệt được đơn giá đền bù, do giá đất và các chi phí thay đổi theo từng giai đoạn thì chi phí bồi thường bị tăng lên.
Xây các khu tái định cư: Ì ạch!
Theo số liệu mới nhất, đến cuối tháng 8, có 120/452ha đất, mới đạt gần 27%, đã được các địa phương bàn giao để triển khai dự án. Trong đó chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng dự án thành phần 1, 2 của dự án đoạn qua Đồng Nai mặt bằng bàn giao chậm; dự án thành phần 1 chưa bàn giao mặt bằng, dự án thành phần 2 mới bàn giao chưa được 6%. Với tiến độ thực hiện bàn giao mặt bằng như trên đã dẫn đến việc không đảm bảo để triển khai thi công. Ngoài ra, riêng tại tỉnh Đồng Nai hiện công tác giải phóng mặt bằng còn vướng một “điểm nghẽn” quan trọng đó là thủ tục điều chỉnh quy hoạch đất an ninh quốc phòng, thủ tục thu hồi đất tại khu vực đất thuộc Tổng công ty Cao su Đồng Nai.
Bên cạnh đó về việc xây dựng các khu tái định cư phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án, hiện đang trong tình trạng ì ạch. Toàn dự án có 6 khu tái định cư, riêng tại tỉnh Đồng Nai có 4 khu, Bà Rịa - Vũng Tàu 2 khu. Tại tỉnh Đồng Nai hiện nhiều khu... chưa khởi động, còn khu tái định cư Long Đức (huyện Long Thành) thì khởi công xong rồi... để đó.
Đối với việc đội vốn của dự án, Bộ GTVT cũng đành phải đưa ra phương án ban đầu đề nghị các bên nhanh chóng tổng hợp phần chi phí tăng thêm so với chủ trương đầu tư dự án để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Tại buổi kiểm tra thực địa của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào đầu tháng 9, đoàn công tác đã ghi nhận tình trạng giải phóng mặt bằng phía tỉnh Đồng Nai quá chậm. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai đã hứa, lãnh đạo tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo các đơn vị nhằm tăng tốc, vì mục tiêu tiến độ của dự án. Trước đó UBND tỉnh Đồng Nai đã có ý kiến cho rằng sơ bộ chi phí giải phóng mặt bằng ban đầu được đưa ra, sau khi tính toán lại thì thấp hơn so với mặt bằng chung, vì vậy Tỉnh đề nghị cập nhật lại để sát với tình hình thực tế.
“Chung một dự án, cùng vướng mắc như nhau nhưng tại sao Đồng Nai làm chậm như thế, còn Bà Rịa - Vũng Tàu lại làm nhanh hơn? Địa phương phải xem lại các yếu tố chủ quan để tháo gỡ và tăng tốc các hạng mục”, tại buổi kiểm tra thực địa dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ngày 9/9, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế Quốc hội đánh giá.
Bà Rịa- Vũng Tàu đã tính đến đường dân sinh Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra các phương án thực hiện hệ thống đường dân sinh kết nối khi Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hình thành. Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giao Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải khẩn trương thực hiện bổ sung đường gom dân sinh (đoạn trái tuyến cao tốc từ Km53+141 đến Km53+373 và phía bên phải tuyến cao tốc từ Km53+277 đến Km53+566) vào Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với quy mô bằng đường số 9 hiện trạng (đường cấp IV đồng bằng Bn=9,0m, Bm=7,0m). UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chỉ đạo UBND thành phố Bà Rịa phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch, có phương án đề xuất đầu tư thêm tuyến song hành dọc hai bên đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu phù hợp theo quy định hiện hành. |
Thành Đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34