Gia Lâm: Người dân xã Kim Lan bàng hoàng vì tình trạng sạt lở bờ sông
Theo phản ánh của người dân, hiện nay, khoảng gần 50m đê sông Hồng, thuộc làng gốm cổ Kim Lan xuất hiện tình trạng sạt lở đê kè, đe dọa đến đời sống và mất an toàn hệ thống đê điều.
Ông Nguyễn Xuân Hà (người dân xã Kim Lan) cho biết, vụ sạt lở lần này là nghiêm trọng nhất mà ông từng chứng kiến. Không chỉ 5m2 đất của gia đình ông bị cuốn trôi, mà cả hệ thống nhà xưởng sản xuất cũng chìm trong nước. Thiệt hại này không chỉ khiến gia đình ông mất đi tài sản quý giá mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, gây khó khăn trong phát triển kinh tế. Trước tình hình này, các hộ dân sống và làm việc gần bãi sông đang gấp rút di chuyển những tài sản còn lại để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
“Tôi năm nay là 60 tuổi, cuộc đời tôi sinh ra và lớn lên tại bờ sông này tôi cũng chứng kiến rất nhiều vụ sạt lở rồi nhưng nó chỉ sạt lở ở mức độ vừa phải thôi. Năm nay, vào ngày 11/8 đã xảy ra tình trạng sạt lở trong vòng khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ. Khi tôi ngủ dậy lúc 4h30 thì đã thấy sạt nở mất hoàn toàn hệ thống lán trại với chiều dọc đất 40m, chiều ngang 8m đến 9m trong đó có hệ thống lán xưởng nhà tôi đang sản xuất tượng tô thạch cao chi phí khoảng mấy chục triệu đồng”, ông Hà nói.
Ông Nguyễn Xuân Hà kể lại sự việc với phóng viên. |
Còn chị Đỗ Thị Trang Nhung (xóm 4 mới, xã Kim Lan) thì vẫn chưa hết bàng hoàng: Tôi thật sự rất bàng hoàng vì chưa bao giờ thấy sự việc xảy ra như thế. Tình trạng sạt lở đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của xưởng là dừng lại không sản xuất nữa và phải chuyển sang kho khác để đảm bảo an toàn vì kho hàng này đang có hiện tượng bị sụt lún. Hiện gia đình tôi và 3 hộ dân khác nằm trong khu vực đất bị sạt lở, nhưng nhà tôi bị ảnh hưởng nặng nhất.
Sạt lở gây thiệt hại về kinh tế đối với một số hộ dân ở xã Kim Lan. |
Được biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, ngày 13/8, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã trực tiếp xuống hiện trường để nắm bắt tình hình và tìm hướng khắc phục. Qua khảo sát thực địa, đoàn công tác xác định đây là trường hợp cấp bách cần thiết lập ngay dự án để khắc phục tại khu vực đê kè bị sạt lở.
Trước nguy cơ nước lũ có thể tiếp tục dâng cao, chính quyền xã đã lên kế hoạch di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở đến nơi an toàn, hai tổ công tác đã được điều động, túc trực ngày đêm để hỗ trợ người dân kịp thời khi có dấu hiệu sạt lở và cắm biển cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực lân cận. Tuy nhiên, những biện pháp tạm thời này vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề, khiến người dân vẫn phải sống trong lo lắng trước nguy cơ sạt lở có thể tái diễn bất cứ lúc nào…
Việc bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ luôn là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt khi các cơn mưa lớn kéo dài đang trở thành mối đe dọa thường trực. Hiện tượng sạt lở ven sông Hồng tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân, là một hồi chuông cảnh tỉnh về tầm quan trọng của việc giữ gìn đê điều và bảo vệ dòng chảy tự nhiên của sông trên địa bàn Thành phố. Để giảm thiểu những tổn thất do thiên tai gây ra và bảo đảm an toàn cho cư dân ven sông, chính quyền cần triển khai những biện pháp mạnh mẽ và kịp thời, đồng thời kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ từ phía người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 10/8/2024 với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, úng ngập nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ hoàn thành 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hiệu quả từng bước được khẳng định
Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động huyện Mỹ Đức
Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C
Môi trường 13/12/2024 07:04
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/12: Trời mưa rét, nhiệt độ thấp nhất 15 độ C
Môi trường 12/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/12: Mưa nhỏ rải rác, trời lạnh
Môi trường 11/12/2024 06:40
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/12: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 10/12/2024 06:39
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất từ 14 độ C
Môi trường 09/12/2024 06:01
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/12: Gió Đông Bắc cấp 3, trời rét
Môi trường 08/12/2024 06:05
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/12: Không khí lạnh về kèm mưa, trời chuyển rét
Môi trường 07/12/2024 06:07
Nỗ lực “xanh hoá” thùng rác, đảm bảo công tác thu gom
Môi trường 06/12/2024 19:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ
Môi trường 06/12/2024 06:37
Dự báo thời tiết ngày 5/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 05/12/2024 06:17