Giải bài toán sân chơi cho trẻ: Cần sự quan tâm thỏa đáng

(LĐTĐ) Thiếu sân chơi dành cho trẻ em từ lâu luôn là vấn đề “nóng” gây bức xúc xã hội. Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp nhằm từng bước khắc phục thực trạng này. Thực tế cho thấy, khi chính quyền địa phương và người dân dành sự quan tâm thỏa đáng thì “bài toán” sân chơi cho trẻ sẽ không còn nan giải. 
giai bai toan san choi cho tre can su quan tam thoa dang Giải bài toán sân chơi dành cho trẻ em trong ngày hè
giai bai toan san choi cho tre can su quan tam thoa dang Mô hình cần nhân rộng
giai bai toan san choi cho tre can su quan tam thoa dang Chung tay xây dựng sân chơi cộng đồng cho trẻ

Nhiều bất cập

Tại Hà Nội, đã và đang có thực trạng là khu vui chơi sinh hoạt, khu sân chơi, vỉa hè của các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư hiện nay bị chiếm dụng thành nơi trông xe, bán hàng hóa. Những tòa cao ốc mọc lên san sát nhưng sân chơi của trẻ em thì bị… nuốt chửng. Khu đô thị N - Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân) là ví dụ.

giai bai toan san choi cho tre can su quan tam thoa dang
Sân chơi là không gian bổ ích cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Ảnh: Lê Thắm

Tại đây, dọc những tòa nhà là hàng dài ô tô được đỗ ngay trên vỉa hè và lòng đường. Đáng nói, theo tìm hiểu, người dân ở khu vực này nhưng chỉ có duy nhất 2 vườn hoa nhỏ, diện tích chưa đầy 200m2.

Tương tự, tại khu đô thị HH Linh Đàm, dù cả khu đô thị này có 12 tòa nhà cao tầng san sát nhau song do lượng người đông, khoảng không gian chung giữa các tòa nhà hẹp nên vào buổi chiều, dễ thấy nhất là cảnh ghế đá của khu vực sân chơi này thường kín mít.

giai bai toan san choi cho tre can su quan tam thoa dang
...

Đó là ở những khu đô thị mới, tại khu tập thể cũ như: Phương Mai (quận Đống Đa), Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), Ngọc Khánh (Ba Đình), Cầu Diễn (Nam Từ Liêm)... đều có khoảng lưu không giữa các dãy nhà, nhưng từ lâu không gian này đã bị lấp đầy bởi các điểm trông giữ xe, bán hàng, chợ “cóc” khiến trẻ nhỏ hẹn hẹp chỗ chơi.

Ở các điểm không gian công cộng lớn tình trạng tương tự cũng chẳng mấy được cải thiện. Công viên Thống Nhất và Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) từng là địa chỉ hấp dẫn của thiếu nhi, không chỉ thu hút các em nhỏ của Hà Nội mà vào mỗi dịp lễ tết còn đón tiếp rất nhiều trẻ em ở khắp các tỉnh, thành phố về tham quan, vui chơi. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, các loài thú quý hiếm ở Vườn thú Thủ Lệ được bổ sung hạn chế trong khi đó tràn ngập trong vườn thú là các trò chơi thu tiền, các hàng quán ăn uống la liệt.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 8826/UBND – XDGT gửi các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã về việc quản lý, đầu tư vườn hoa, sân chơi công cộng trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở kiến nghị của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, thành phố cũng đã chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng sân chơi, vườn hoa tại 118 phường, xã, thị trấn với tổng diện tích 59ha.

Sau khi giải quyết nhu cầu còn thiếu đợt đầu cho 118 phường, xã, thị trấn, nhu cầu cần giải quyết giai đoạn sau sẽ là 334 phường, xã, thị trấn (thuộc 23 quận, huyện, thị xã), với tổng diện tích 167ha. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý các sân chơi, vườn hoa, được chủ động trong việc kêu gọi xã hội hóa, đầu tư lắp đặt các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Với chủ trương mới của thành phố, hy vọng nhu cầu về sân chơi cho trẻ em sẽ được giải quyết, các em nhỏ sẽ được trả lại những không gian vui chơi, giải trí thực sự lành mạnh để có thể phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần.

Theo tìm hiểu, ngoài các nguyên nhân khách quan như: Quỹ đất hạn hẹp; hệ thống hạ tầng như cung thiếu nhi, cung văn hóa - thể thao thanh niên, nhà văn hóa học sinh, sinh viên... luôn trong tình trạng quá tải thì việc trẻ thiếu sân chơi một phần xuất phát từ chính phụ huynh.

Nói cách khác, nhiều nhiều bậc phụ huynh, mối quan tâm hàng đầu của họ dành cho con là chuyện ăn uống đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn. Quyền được chơi và các tác dụng tích cực của hoạt động vui chơi chưa được chính mỗi gia đình coi trọng. Nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của hoạt động vui chơi, giải trí cũng khiến họ thờ ơ với việc đấu tranh bảo vệ sân chơi bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cần nhân rộng những mô hình

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu sân chơi không chỉ hạn chế khả năng vận động để giúp trẻ phát triển toàn diện, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Tai nạn giao thông, đuối nước khi trẻ vô tư biến ao hồ, sông, suối, đường phố làm nơi vui chơi và trẻ dễ tiếp cận với các trò chơi điện tử vô bổ, độc hại... Vì vậy, tạo sân chơi bổ ích cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết, đặt ra với toàn xã hội.

Thực tế những năm qua cho thấy, nơi nào thực sự quan tâm tới nhu cầu chính đáng của trẻ, nơi đó trẻ em được hưởng lợi. Chẳng hạn, ở quận Đống Đa dù khá eo hẹp về quỹ đất, song với phương thức xã hội hóa, mỗi năm đã lắp đặt được khoảng 20 sân chơi cho trẻ và đến năm 2020, trẻ em trên địa bàn quận sẽ có đủ sân chơi.

Trên góc độ quản lý cấp phường, ông Đặng Minh Chính - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự (quận Đống Đa) cho biết, trong những năm qua, chính quyền phường Trung Tự rất quan tâm đến công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, đồng thời thường xuyên ra quân xử lý các vi phạm lấn chiếm sân chơi tập thể. Phường tích cực thực hiện việc giao sân chơi về các khu dân cư quản lý, ban hành những quy tắc trong việc quản lý, giám sát sân chơi.

“Trên địa bàn phường, các sân chơi đều là sân chơi mở, phường đã tuyên truyền mọi người phải có trách nhiệm. Trên địa bàn phường sân chơi không bị phá hoại. Sân chơi phục vụ cộng đồng, nên các bác lớn tuổi cũng nhắc nhở các cháu nhỏ. Đồng thời các tổ, chi hội phụ nữ cũng thường xuyên dọn vệ sinh, bảo vệ các trang thiết bị” - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự chia sẻ.

Sự quyết liệt vào cuộc của cấp chính quyền đã trực tiếp mang lại những hiệu quả tích cực. Sân chơi cộng đồng tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai) là ví dụ. Tại đây, sân chơi đã hoạt động trở lại sau hơn 20 năm bị bỏ quên với thú nhún, xích đu, cầu trượt... Ở trên góc độ huy động sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, vấn đề sân chơi cho trẻ cũng đang nhận được những sự quan tâm đặc biệt.

Chẳng hạn, mới đây tổ chức Plan International Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh và hoàn thành nhiều điểm vui chơi an toàn, thân thiện và bình đẳng tại xã Kim Chung, Xuân Canh, Thụy Lâm, Đông Hội, Cổ Loa, Kim Nỗ, Bắc Hồng… của huyện Đông Anh. Hoạt động này mang lại niềm vui cho khoảng 4.500 trẻ em.

Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, đại diện Tổ chức Plan International Việt Nam cho biết, kinh phí xây dựng mỗi sân chơi an toàn khoảng hơn 100 triệu đồng. Số tiền không lớn, được huy động từ nhiều nguồn, trong đó có phần đóng góp của chính quyền và cộng đồng sở tại. Nếu quyết tâm, các địa phương đều có thể xây dựng sân chơi an toàn, thân thiện và bình đẳng cho trẻ em.

Rõ ràng, những câu chuyện phát triển sân chơi công cộng rất cần được truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn sân chơi khác đang bị bỏ quên trong lòng thành phố. Bởi qua đó, các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân có thêm động lực, “bắt tay” nhau, “chuyển hóa” được nhiều sân chơi ý nghĩa.

Hơn hết, thực tế cho thấy, để giải quyết tình trạng thiếu sân chơi, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như của cả cộng đồng, bắt đầu từ việc làm cụ thể, nhỏ nhất, như: Thay mới, lắp đặt trang thiết bị vui chơi; tổ chức các phương thức hoạt động hiệu quả, hữu ích tại các điểm vui chơi...

Về lâu dài, việc quy hoạch mạng lưới sân chơi cho trẻ em từ thành thị đến nông thôn cần được tính đến, góp phần tạo ra môi trường lành mạnh, hữu ích cho trẻ em vui chơi, phát triển.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động