Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4: Làm cầm chừng sẽ không thể xong đúng tiến độ
Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Mỹ Đức cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng huyện Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đánh giá đúng tình hình để có quyết sách đúng và trúng |
Ngày 23/11, tại Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố đã phát biểu giải trình thêm một số nội dung liên quan vấn đề đầu tư công.
![]() |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn) |
Theo kết quả tổng hợp thảo luận, nhiều ý kiến thống nhất đánh giá, đầu tư công vẫn là khâu yếu của các năm, trong đó đặc biệt là năm 2022. Các đại biểu đề nghị phân tích, đánh giá rõ nguyên nhân thực chất của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm.
Trong đó, các đại biểu cho rằng cần đánh giá giám sát hiệu quả đầu tư từ trước khi dự án được phê duyệt; về vấn đề liên thông phối hợp đề xuất và triển khai đầu tư công giữa các địa bàn trong cùng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực với nhau.
Nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tích hợp các ngành khi đề xuất dự án, trong đó đặc biệt là giao thông phải luôn đi trước; quy hoạch đất đai phải gắn chặt chẽ, khoa học với các quy hoạch khác.
Đáng chú ý, tỷ lệ giải ngân được các đại biểu đề nghị đánh giá kỹ về nguyên nhân, lý do vì hàng năm kết quả giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện đều cao hơn so với vốn ngân sách Thành phố. Cụ thể, đến 20/11/2022, cấp huyện giải ngân đạt 63,61%, trong khi các dự án thành phố giao quận huyện làm chủ đầu tư chỉ đạt 32,96%.
Qua phân tích, các đại biểu đều thống nhất rằng các dự án dùng vốn ngân sách Thành phố nêu trên mặc dù giao quận huyện làm chủ đầu tư, tuy nhiên toàn bộ thủ tục vẫn được xử lý ở các sở, ngành Thành phố và đây là nguyên nhân chính của tình trạng trên.
Nhiều đại biểu cho rằng, danh mục đầu tư hiện nay đang dàn trải, không tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, dễ làm khó bỏ và chưa quyết tâm, chưa dành công sức đúng tầm của người đứng đầu cho những dự án trọng tâm, trọng điểm.
Các đại biểu thảo luận và chỉ ra những nguyên nhân như: Công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh giá nhiều lần, tổng mức đầu tư không chính xác, hiệu quả đầu tư…; giải phóng mặt bằng, xác định nguồn gốc đất, giá đền bù, quỹ nhà tái định cư, giá đấu giá và đền bù chênh lệch nhau lớn, vấn đề tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư…; các vấn đề về giá, vấn đề lạm phát, công bố suất đầu tư, thông báo giá, tâm lý chờ…
Ngoài ra, do các dự án trọng điểm chậm, trong đó có 4 nhóm chính (các dự án ODA; 39 công trình trọng điểm, dự án đường Vành đai 4, đầu tư 3 lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục). Theo các đại biểu, đây là những nhóm rất quan trọng, tuy nhiên tiến độ đều chậm, ngoài những yếu tố mang tính khách quan do giải phóng mặt bằng, giá,... thì nguyên nhân chủ quan là do chưa dành đủ sự quan tâm của cả cơ quan quản lý nhà nước và người dân.
![]() |
Huyện Thanh Oai đã thực hiện giao nhận xong toàn bộ mốc giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4. (Ảnh: Bình Minh) |
Phát biểu tiếp thu ý kiến các đại biểu và làm rõ thêm một số nội dung đại biểu quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, từ giờ đến cuối năm nay, từ UBND Thành phố đến các sở, ngành, các quận, huyện phải tập trung vào công tác trực tiếp rà soát từng dự án để phân tích tiến độ, khối lượng hoàn thành, phiếu giá, thanh toán...
Chủ tịch Trần Sỹ Thanh bày tỏ mong muốn các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách các địa bàn quan tâm đến vấn đề này, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Đặc biệt, liên quan đến triển khai giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, nguồn vốn thực hiện di chuyển mộ, Thành phố nhất quán sử dụng nguồn vốn từ dự án Vành đai 4.
Đề nghị các sở, ngành liên quan thống nhất trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn địa phương; nếu chưa có vốn thì tạm thời ứng vốn địa phương, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, việc này đang “nóng” nếu vừa làm vừa cầm chừng sẽ không thể xong đúng tiến độ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 20/04/2025 19:02

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57