Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án.
Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô Quán triệt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đơn vị Kiểm toán sai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nêu những thuận lợi cũng như bất cập từ thực tiễn thời gian qua đối với thị trường trái phiếu, đại biểu Lê Quân cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này với những nội dung cụ thể, giúp giảm rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt đối với những nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp; giúp người dân yên tâm hơn khi đầu tư vào trái phiếu.

Đại biểu Lê Quân (Đoàn Hà Nội) phát biểu.
Đại biểu Lê Quân phát biểu thảo luận tổ.

Cùng với đó, việc đưa ra các điều kiện, hành lang pháp lý để các doanh nghiệp phải thực hiện khi phát hành trái phiếu, giúp thị trường lành mạnh hơn, người dân yên tâm hơn khi đầu tư.

Theo đề nghị của đại biểu Lê Quân, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán cần có các điều khoản gắn trách nhiệm của các đơn vị kiểm toán đối với các báo cáo kiểm toán doanh nghiệp, nếu kiểm toán sai, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần có những quy định ràng buộc và cấm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán thông qua việc sửa các báo cáo tài chính sai lệch.

Thảo luận về dự án 1 Luật sửa 7 Luật, đối với nội dung về nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương trong Luật Ngân sách nhà nước, đại biểu Dương Văn Phước cho biết, trong thực tiễn, cấp huyện có phát sinh nhiệm vụ nghiên cứu đề tài về yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị…, giống như đề tài khoa học và công nghệ, nhưng lại không được chi ngân sách thực hiện nội dung này do vướng quy định.

Đại biểu Dương Văn Phước phát biểu thảo luận tổ.
Đại biểu Dương Văn Phước phát biểu thảo luận tổ.

Do đó, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét bỏ quy định “ngân sách cấp huyện không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ” để các địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đối với Luật Quản lý thuế, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, khi người nộp thuế đã được khoanh nợ (áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) có khả năng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ được phối hợp thu, mà không được áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu, thì không thể thu được tiền nợ thuế khi đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế cuối cùng.

Đại biểu Dương Văn Phước đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung trường hợp các khoản tiền thuế nợ được khoanh mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin người nộp thuế có khả năng nộp thuế, thì áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu hồi nợ thuế đã khoanh.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ Hà Nội
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ Hà Nội chiều 29/10.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ băn khoăn về nội dung liên quan đến các sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng thanh toán, và các tổ chức khác có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, quy định này sẽ giảm gánh nặng, tạo thuận lợi cho việc thu thuế của cơ quan nhà nước, nhưng lại dồn gánh nặng lên các doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử.

Hạn chế tối đa tình trạng “vốn chờ dự án”, “dự án chờ vốn”

Quan tâm đến dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công
Đại biểu Nguyễn Phi Thường phát biểu thảo luận tại tổ.

Tuy nhiên, việc bố trí vốn để thực hiện các dự án đặc thù này vẫn cần có cơ chế, chính sách mang tính linh hoạt. Cụ thể, kinh nghiệm của thành phố Hà Nội cho thấy, việc bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung thay cho việc bố trí vốn cụ thể cho từng dự án, đã thực sự phát huy hiệu quả, bảo đảm việc giải ngân thanh toán được kịp thời và linh hoạt.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường đề xuất xem xét bổ sung nội dung tại Điều 55 dự thảo Luật về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án; bổ sung nội dung bố trí kế hoạch vốn trung hạn, hằng năm tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, cũng như các dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Nhất trí với việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc tách này cần được thực hiện với tất cả các dự án, chứ không theo từng nhóm như dự thảo Luật quy định. Bởi dự thảo Luật còn ràng buộc “trong trường hợp cần thiết” - vậy cơ quan soạn thảo cần làm rõ nội hàm của cụm từ này, cần thiết về thời gian, sự đồng thuận của người dân hay nội dung gì.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu thảo luận tại tổ.

Cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) có tác động lớn đối với xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Lan quan tâm đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư (Khoản 1 Điều 34). Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, cần làm rõ thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, quyết định đầu tư.

Cũng quan tâm dự án Luật Đầu tư công, đại biểu Trần Văn Khải tán thành đề xuất quy định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương từ HĐND các cấp cho UBND các cấp, trong trường hợp thay đổi nhu cầu sử dụng, hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương, dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch trung hạn giữa các đơn vị sử dụng ngân sách địa phương.

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, đề xuất này sẽ tạo sự chủ động cho UBND các cấp sớm điều chỉnh kế hoạch vốn cũng như điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, qua đó, phối hợp đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế tối đa tình trạng “vốn chờ dự án”, “dự án chờ vốn” hiện nay.

Góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga đề nghị bổ sung các chế tài phù hợp để có cơ sở xử lý khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện không bảo đảm quy trình thủ tục, làm chậm trễ tiến độ thực hiện và giải ngân vốn cho dự án do lỗi chủ quan.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công
Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu thảo luận tổ.

Trong khi đó, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công là hết sức cần thiết trong bối cảnh tình hình giải ngân đầu tư công cả nước chưa đạt như kỳ vọng, với mục tiêu năm 2024 đạt 95%. Vì thế, những ý kiến của các đại biểu góp ý vào dự thảo Luật giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho công tác đầu tư công nói chung, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án nói riêng hiện nay.

Từ kinh nghiệm thực tế tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn trao đổi, làm rõ các nội dung góp ý liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý, cũng như việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương quản lý, qua đó, góp phần tăng cường sự công khai, minh bạch, hiệu quả của các dự án đầu tư công tại các địa phương.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong

Nguyên nhân vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong

(LĐTĐ) Tối 4/12, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an thông tin vụ tai nạn hồi 13h30 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm 2 người tử vong. Vụ tai nạn xảy tại Km 189+100 thuộc xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Vĩnh biệt nữ văn sĩ Quỳnh Dao: Ngọn lửa văn chương của màn ảnh Hoa ngữ

Vĩnh biệt nữ văn sĩ Quỳnh Dao: Ngọn lửa văn chương của màn ảnh Hoa ngữ

(LĐTĐ) Thế giới văn chương vừa mất đi một ngọn lửa sáng khi nữ văn sĩ Quỳnh Dao, tác giả của những tiểu thuyết tình cảm lừng danh, đã từ giã cõi đời ở tuổi 86. Sự ra đi của bà để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ, những người đã gắn bó với các tác phẩm của bà qua nhiều thế hệ.
Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo

Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các tài khoản facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” đăng tải nội dung quảng cáo các trung tâm dạy chơi môn thể thao này nhằm lôi kéo người dân tham gia rồi chiếm đoạt tài sản.
Khen thưởng 32 đơn vị tiêu biểu trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Khen thưởng 32 đơn vị tiêu biểu trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều nay (4/12), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới các tỉnh, thành phố về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Quốc Oai: Tổ chức tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Quốc Oai: Tổ chức tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, Công an huyện Quốc Oai đã tổ chức buổi tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật với sự tham gia giám sát các đơn vị liên quan. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn và phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn từ các loại vật dụng nguy hiểm.
Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn

Góp phần cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3.000 người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 đối tác mới của Chương trình Casa Herbalife với tổng số tiền hỗ trợ gần 1,8 tỷ đồng (tương đương 72.000 đô la Mỹ) trong giai đoạn 2024 - 2025, góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn mỗi ngày cho hơn 1.000 người có hoàn cảnh khó khăn.

Tin khác

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Xem thêm
Phiên bản di động