Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản đang ở thế giằng co giữa nhận định "bật lên như lò xo nén" sau dịch với nhận định suy giảm từ những ảnh hưởng của dịch bệnh cộng với chu kỳ phát triển của thị trường này…
Ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá chung cư ở TP.HCM và Hà Nội vẫn không giảm Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy" HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng

Thị trường giảm tốc

Giá nhà nhiều thành phố trên khắp thế giới vẫn tăng trưởng sau dịch Covid-19, tại Việt nam nhiều chuyên gia cho rằng một lượng nhà đầu tư lớn đang thủ sẵn tiền mặt săn tìm cơ hội từ bất động sản sau dịch.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Dự báo thị trường bất động sản sẽ có nhiều chuyển biển sau dịch bệnh. Trong ảnh: Một dự án căn hộ mở bán trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: M.N

Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài hơn 3 tháng nay tại thành phố Hồ Chí Minh, thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư (đầu tháng 5/2021 đến nay) khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng mất cân đối dòng tiền, nguồn thu giảm mạnh trong khi lãi vay vẫn nặng gánh.

Tại thị trường cho thuê, các tài sản cho thuê bị bỏ trống hàng loạt khiến các chủ cho thuê phải giảm giá nhưng vẫn khó tìm khách thuê. Theo báo cáo khảo sát thị trường 6 tháng của CBRE, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ suất cho thuê giảm còn 2,5 - 4%.

Đó là về ảnh hưởng tạm thời và đột ngột của dịch bệnh Covid-19, còn về chu kỳ của thị trường bất động sản tại Việt Nam, theo các công ty nghiên cứu thị trường thì đây là giai đoạn thị trường đang chững lại và có dấu hiệu giảm tốc sau giai đoạn phát triển nóng.

Cụ thể, khi đợt “sốt” đất lần thứ ba diễn ra năm 2007-2008, 5 năm sau đó, từ cột mốc 2009 đến 2013, thị trường lại đóng băng, và đây là đợt đóng băng lần thứ ba và cũng lâu nhất trong 30 năm qua.

Đến năm 2014, với những gói vốn mồi hàng chục ngàn tỉ đồng từ Chính phủ, thị trường bất động sản tan băng vào giữa và cuối năm 2014. Từ đây, thị trường “sốt” liên tục cho đến đầu năm 2019 mới bắt đầu chững lại. Đây là giai đoạn mà giá nhà đất nhiều lần thiết lập mặt bằng giá mới, tại thành phố Hồ Chí Minh căn hộ trên dưới 1 tỉ đồng biến mất, giá căn hộ tại vùng ven đô thành phố lên tới 40-50 triệu/m2.

Quan sát thị trường cho thấy, dấu hiệu hạ “sốt” xuất hiện từ cuối năm 2018 và rõ rệt dần trong ba năm 2019-2020-2021 với đà giảm tốc của thị trường mạnh dần.

Người mua vẫn "săn" cơ hội nhà đất

Tuy có đánh giá chung về các khó khăn của thị trường bất động sản tại thời điểm này nhưng các chuyên gia và nhà đầu tư đang có những nhận định trái chiều. Nhưng nhìn chung tâm lý chờ đợi hết giãn cách để quay trở lại giao dịch ở thị trường nhà đất là rất lớn.

Sau những nhận định về các tác động khách quan từ dịch bệnh tới thị trường, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang rằng có khoảng 80% nhà đầu tư có sẵn tiền mặt và đang trong tâm thế nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để săn tìm sản phẩm mua vào. Theo ông Quang, các thị trường mới nổi lân cận thành phố Hồ Chí Minh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hay Bảo Lộc... được nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu thông tin nhiều trong giai đoạn này.

Theo ghi nhận, thời điểm trước đợt dịch lần 4 bùng phát tại thị trường ven Hồ Tràm, Bình Châu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhà đầu tư kéo đến mua đất kín cả phòng công chứng. Ghi nhận tại phòng công chứng Xuyên Mộc, những dãy xe ô tô biển thành phố và biển tỉnh đậu kín các lối đi. Chỉ vài tuần sau đó địa phương này đã buộc phải ra quyết định tạm ngưng phục vụ tại các phòng công chứng để phòng dịch. Nguyên nhân thị trường tại khu vực biển này nóng sốt khi tỉnh quy hoạch nơi đây trở thành thiên đường nghỉ dưỡng, kéo theo đó là một loạt nhà đầu tư nghỉ dưỡng về mở dự án và triển khai rầm rộ.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Người mua đất chật cứng để giao dịch tại phòng công chứng huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để giao dịch nhà đất trước đợt dịch thứ 4 bùng phát. Ảnh Đình Nguyên

"Sau dịch sẽ là một thị trường rất thú vị, nhiều người muốn mua nhưng quyết định còn dè dặt. Ngoài 80% nhà đầu tư có sẵn tiền mặt và đang trong tâm thế nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để săn tìm sản phẩm mua vào thì khoảng 10-20% nhà đầu tư có nhu cầu bán ra để giải quyết vấn đề trước mắt. Đặc biệt là những nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẫy tài chính trên 70-80% giá trị bất động sản họ mua, sau hơn 3 tháng gồng mình trả lãi vay ngân hàng và nhiều chi phí khác nhóm này đã đuối", ông Quang nói.

Hiện nay giá nhà trên toàn cầu vẫn tăng dù dịch bệnh đã để lại những tổn thương cho nền kinh tế. Theo nhận định của Bloomberg Economics các “nguyên liệu” đang đẩy giá nhà lên mức chưa từng có trên thế giới bao gồm: Lãi suất cho vay đang thấp kỷ lục; kích thích tài khóa chưa từng có; tiền tiết kiệm sẵn có được mang đi gửi ngân hàng; nguồn cung nhà ở hạn chế so gia tăng dân số và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hậu Covid-19; và nguyên nhân từ việc các chính phủ ưu đãi thuế cho người mua nhà…

Trong báo cáo về nhà ở toàn cầu của Công ty Savills, tại nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng về giá nhà bất chấp dịch Covid-19 hoành hành toàn cầu, với mức tăng trưởng giá trung bình đạt 3,9%.

Lý do thị trường “nóng “ trở lại sau dịch được cho đến từ việc lãi suất cho vay thấp cũng như các quốc gia đẩy mạnh biện pháp kích cầu kinh tế. Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2021, hơn 70% các thành phố trong khảo sát ghi nhận tăng trưởng trong giá trị bất động sản nhà ở. Cụ thể, tại Mỹ, Los Angeles và Miami dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 9%; Tại châu Âu, giá trị bất động sản tại London ổn định trong năm 2020 và tăng 1,1% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Đối với thị trường châu Á, Trung Quốc là quốc gia ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về giá bất động sản nhà ở trong năm 2021 khi tại Quảng Châu được ghi nhận là 7,9% trong khi tại Thượng Hải lên tới 13,7%. Tại Hồng Kông, giá bất động sản nhà ở tăng 1,9% trong 6 tháng đầu năm nhờ lãi suất thấp và các hoạt động du lịch được cho phép hoạt động trở lại.

Nhiều dấu hiệu bất ổn trong tín dụng bất động sản

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng nhiệt trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt ở nhóm công ty chứng khoán trong nước. Ghi nhận từ đầu quý III đến nay ghi nhận 8 công ty chứng khoán đăng ký chào bán trái phiếu để huy động khoảng 4.000 tỷ đồng.

Hàng loạt công ty chứng khoán phát hành trái phiếu: Trong năm ngoái, Techcombank đã thu xếp cho 10 đợt phát hành trái phiếu, giúp Công ty TNHH Sài Gòn Glory – chủ đầu tư dự án One Central Saigon thu về 10.000 tỷ đồng; hay cách đây ít tháng, Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill (5.760 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Đầu tư Voyage (2.300 tỷ đồng) đã phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu; và vay tín dụng tối đa 2.000 tỷ đồng với Techcombank.

Cũng với sự thu xếp của Techcombank và TCBS, một thành viên khác của Masterise Group là Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Masterise Dream City Villas trong 2 ngày 21 và 26/7/2021 đã phát hành 2 đợt trái phiếu với tổng giá trị 7.200 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm 1 ngày, lãi suất cố định 8%/ năm.

Có thể thấy từ 2019 nên kênh trái phiếu mới vọt lên mạnh mẽ. Mới đây, DXG mới kêu phát hành 300tr USD trái phiếu quốc tế khi hi vọng huy động trong nước là khó khăn.

Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19
Thời gian qua nhiều dự án bất động sản du lịch với quy mô vốn lớn đã hình thành tại các vùng biển phía Nam. Trong ảnh: Một dự án nghỉ dưỡng quy mô 1.000ha tại Bình Thuận. Ảnh: M.N

Các nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết giai đoạn này đang mệt nhoài với công việc làm cơ cấu nợ cho khách hàng. Một nhân viên ngân hàng thương mại cho biết, năm ngoái cơ cấu 1 đợt, năm nay 1 đợt, 1 hồ sơ cơ cấu 2-3 lần.

Theo chuyên gia tài chính TS. Đinh Thế Hiển, có ba dấu hiệu “đáng gờm” cho thị trường bất động sản giai đoạn này.

Thứ nhất, vốn cho vay cao hơn vốn huy động sẽ làm khó khăn nguồn vay. Theo đó, tỷ lệ cho vay đang có xu thế tăng cao hơn huy động ngay cả trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay. Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp đang kẹt vốn cần phải vay bù đắp, vay cứu tình hình (kết hợp với phát hành trái phiếu doanh nghiệp khủng). Nếu cứ đà này thì các NHTM sẽ thiếu vốn để cho vay, trong khi tiền thu hồi nợ khó khăn do dịch bệnh.

Thứ hai, nợ xấu đang tăng và sẽ tăng mạnh cuối năm. Trong báo cáo quý 1 và quý 2 của các NHTM cho thấy hoạt động rất khá, giúp cổ phiếu tăng cao. Tuy nhiên dù NHNN đã cho phép giảm chuẩn basel II trong việc xác định nhóm nợ xấu, nhưng các NHTM cũng không thể cản được nợ xấu nội bảng đăng tăng. Tháng 4.2021 đã là 1,78% thì chắc chắn nếu tính đúng, tính đủ trong tháng 9/2021 phải tầm 3 - 4%.

Thứ ba, xét tương quan tín dụng và GDP cho thấy từ 2016 - 2021, dư nợ tín dụng tăng mạnh hơn GDP, nhịp tăng nhẹ nhàng, nhưng không quay lui. Điều này cho thấy thâm dụng vốn đã trở lại, và nó có thể nằm trong các đại doanh nghiệp lớn với số vay hàng chục ngàn tỉ trở lên.

“Với 3 cái căng này làm tôi nhớ lại bất động sản giai đoạn 2012-2013, chỉ có điều khác đó là chỉ số lạm phát vẫn còn ổn định hơn”, ông Hiển nói.

Giải tỏa trong ngắn hạn

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/2021/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây cũng được cho là một giải tỏa trong ngắn hạn cho lĩnh vực bất động sản.

Đình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xem thêm
Phiên bản di động