Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các quận, huyện, thị xã được rút ngắn…
Lựa chọn môn học tổ hợp lớp 10: Cần lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp Hà Nội sẽ tuyển sinh trực tuyến để bớt vất vả cho học sinh, phụ huynh Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội lần thứ XXV

Những kết quả đáng ghi nhận

Theo ghi nhận, ngay sau khi hợp nhất, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tăng cường đầu tư đủ các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác thư viện trường học được quan tâm, đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Quy mô giáo dục Hà Nội có bước phát triển mạnh. Năm học 2022 - 2023, toàn Thành phố có 2.840 đơn vị trường học với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123 nghìn giáo viên. Hiện nay, Thành phố đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, quy mô giáo dục Hà Nội có bước phát triển mạnh.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Diện mạo các nhà trường ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn Thành phố. Từ thực tế đó, mỗi người dân Thủ đô đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Dễ thấy nhất chính là sự “thay da đổi thịt” ở những trường học vùng ngoại thành bởi dường như trường lớp khang trang, sạch đẹp và đầy đủ tiện nghi hơn.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Chất lượng GD&ĐT tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định. Học sinh Thủ đô liên tục đạt thành tích cao, ấn tượng trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.

Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành tựu. Công tác giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục được quan tâm. Nội dung giáo dục văn hóa địa phương trong dạy học ở các trường phổ thông Hà Nội, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo được thực hiện hiệu quả trong toàn ngành.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố để có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, phân tuyến hợp lý. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Chỉ số cải cách hành chính của Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí trong top 10 sở, ngành, cơ quan thuộc Thành phố. Đặc biệt, Sở đã thành lập Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh (IOC) phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn Thành phố.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

15 năm qua, ngành GD&ĐT Hà Nội luôn tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát nhằm hạn chế tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, kịp thời tôn vinh người tốt, việc tốt trong ngành. Song song với đó, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích đa dạng hóa loại hình trường học mới, chương trình giảng dạy mới theo hướng hội nhập quốc tế; tham mưu ban hành các cơ chế khuyến khích xã hội hóa, tạo công bằng trong giáo dục giữa công lập và ngoài công lập.

Rút ngắn khoảng cách nội thành - ngoại thành

Ghi nhận tại huyện Ba Vì, đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, quy mô giáo dục của huyện đã có sự thay đổi thay đổi, phát triển rõ rệt cả về “lượng và chất”. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết, hiện tại, toàn huyện có 120 trường từ cấp Mầm non đến Trung học phổ thông (42 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 35 trường Trung học cơ sở, 8 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) với 2.358 lớp và 76.359 học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.

Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các trường học xây dựng đều tuân thủ theo đúng quy hoạch được duyệt. Công tác quy hoạch trường lớp được quan tâm. Toàn huyện có 32 trường được mở rộng diện tích, 17 trường được quy hoạch ra khu đất mới. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chỉ đạo 3 trường (Trường Mầm non Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ, Tiểu học Tây Đằng B và Trung học cơ sở Tản Đà) xây dựng Đề án trường chất lượng cao theo kế hoạch của Thành phố. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên dần phù hợp với trình độ đào tạo, vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức khảo sát phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh. Cùng đó tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các trường Trung học cơ sở thực hiện chương trình “Hợp tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Vì”.

Giáo dục Thủ đô: Nhiều thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Giáo dục huyện Ba Vì đã có sự rút ngắn khoảng cách với các quận nội thành.

Hưởng ứng phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” do Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nhanh chóng xây dựng kế hoạch kết nối với các đơn vị bạn là quận Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Đây là các đơn vị thuộc quận lõi của Thành phố, có chất lượng giáo dục khá cao nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ với các trường và học sinh ở địa bàn Ba Vì còn khó khăn. Các đơn vị đặc biệt quan tâm tới việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để cùng nhau triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các chuyên đề xây dựng “Trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên đầu tư cho những trường học còn khó khăn.

Tại đây, các thầy cô giáo được chia sẻ, giao lưu, học tập kinh nghiệm, mô hình mới, giải pháp hiệu quả trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các nhà trường. Đặc biệt, các cán bộ, giáo viên đã tập trung trao đổi kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng giáo dục trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ ra vấn đề khó, còn vướng để cùng tìm ra giải pháp trên tinh thần đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.

Tương tự, tại huyện Mê Linh, theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu, ngay từ khi được sáp nhập về Hà Nội đến hết 2022, huyện đã tập trung đầu tư mở rộng quỹ đất, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường trực thuộc huyện với tổng mức kinh phí là trên 2.500 tỷ đồng. Diện tích đất đã mở rộng cho các nhà trường là 151.040,4m2, xây mới 620 phòng học, 364 phòng học bộ môn/thực hành, 35 nhà giáo dục thể chất.

“Hiện nay, toàn huyện đã triển khai xong quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 cho tất cả các trường từ Mầm non đến Trung học cơ sở. Trên cơ sở quy hoạch triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch đã duyệt”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu chia sẻ.

Qua những thành tích đó, có thể thấy, việc mở rộng địa giới hành chính vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng. Hành trang mang theo của ngành GD&ĐT Hà Nội hôm nay đã khác rất nhiều so với 15 năm trước. Tuy nhiên với vị trí là Thủ đô của cả nước, đòi hỏi ngành cần có sự cố gắng, nỗ lực lớn hơn nữa của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động