Giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị (huyện Đông Anh, Hà Nội), báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 1/1/2021".
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về những điểm mới của Bộ luật Lao động Mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến về những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội

Buổi Giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Toàn cảnh buổi Giao lưu trực tuyến.

Đến dự buổi Giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Ngô Quang Khánh - Đại diện Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô.

Về phía huyện Đông Anh có: Ông Hoàng Thế Khiêm - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Đông Anh; ông Đặng Giang Sơn - Huyện ủy viên, Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy; bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh; ông Nguyễn Văn Hoa - Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh; ông Phạm Xuân Cương - Phó Trưởng Phòng Nội vụ huyện.

Đặc biệt, tham gia buổi Giao lưu trực tuyến có gần 300 đại biểu là công chức, viên chức, người lao động huyện Đông Anh.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh.

8h40: Bắt đầu buổi Giao lưu trực tuyến

Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết, nhằm đáp ứng các mối quan hệ lao động trong bối cảnh mới, đáp ứng các quy chuẩn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với 17 chương, 220 điều, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến.

Đây là 1 trong 5 Bộ luật của Việt Nam, có ý nghĩa lớn đối với vấn đề lao động và xã hội, là Bộ luật có phạm vi tác động rộng lớn, chi phối toàn bộ động lực phát triển của xã hội mà trung tâm là người lao động.

Sau hơn 3 tháng có hiệu lực, những điều chỉnh, bổ sung của Bộ luật vẫn là những điều còn mới mẻ mà không ít người lao động và cả người sử dụng lao động còn băn khoăn, muốn tìm hiểu như: Nâng tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động…

“Vì thế, việc trang bị, cập nhật những kiến thức pháp luật, nhất là những chế độ chính sách được điều chỉnh, bổ sung trong Bộ luật Lao động năm 2019 tới người lao động, người sử dụng lao động là mục đích của buổi giao lưu trực tuyến mà Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh phối hợp tổ chức ngày hôm nay. Tôi rất mong các cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, đại biểu đang có mặt tại hội trường và bạn đọc khắp nơi sẽ không bỏ lỡ cơ hội quý này, đặt nhiều câu hỏi với các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thỏa đáng”, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh.

Tại buổi Giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa cho biết, nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động, những năm qua Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn Thành phố, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Ông Nguyễn Văn Hoa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh phát biểu tại buổi Giao lưu.

Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật để người lao động chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động huyện và các công đoàn cơ sở cũng tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia kiểm tra, giám sát tại 20 - 50% đơn vị trực thuộc về việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

“Những năm qua mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện luôn nỗ lực, tổ chức các hoạt động sôi nổi, phong phú, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra từ đầu mỗi năm. Nhiều công đoàn cơ sở đã thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, từ đó có những đóng góp tích cực vào sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp, xây dựng cơ quan doanh nghiệp trở thành đơn vị văn hóa. Đồng thời, chăm lo tốt hơn đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, viên chức, lao động”, ông Nguyễn Văn Hoa chia sẻ.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia.

9h00: Chuyên gia giải đáp câu hỏi

Chị Nguyễn Thị Tuyên (Công ty Cổ phần Cơ khí xây lắp Minh Cường): Một số người lao động ở đơn vị chúng tôi có thời gian công tác ở nhiều nơi và đã có 2 sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, một sổ bảo hiểm xã hội đã cũ, chưa được chốt sổ và đơn vị đã giải thể tôi xin hỏi với trường hợp này thì tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động được tính thế nào?

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chuyên gia Tô Thị Kim Định.

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp thì đều được cộng dồn với điều kiện đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trong trường hợp chị hỏi, đối với đơn vị cũ đã giải thể, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được tính đến khi đơn vị đó đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, nếu đơn vị đã giải thế không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì thời gian đó chưa được tính, trừ khi đơn vị có quay lại giải quyết, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về việc người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục gộp sổ, bởi mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội chứ không thể có 2 sổ.

Chị Trần Thị Thu Thảo (Trường chuyên biệt Bình Minh): Để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ cần đóng bảo hiểm bao nhiêu tháng trước khi sinh?

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Chị Phạm Thị Ngát (Trường Mần non Kim Chung): Ở trường tôi có một số cán bộ, giáo viên đã đủ tuổi về hưu nhưng số năm đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu 1, 2 năm. Tôi muốn hỏi người lao động có được quay lại đóng thêm 1, 2 năm bảo hiểm xã hội hay không?

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Theo quy định, người lao động hết tuổi lao động (cụ thể với nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi), nếu đã đóng tối thiểu 15 năm (120 tháng) thì có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm để đóng 1 lần cho những năm còn thiếu.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Cán bộ, công nhân, viên chức, lao động lắng nghe chuyên gia giải đáp.

Anh Phạm Văn Lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Yến): 1. Hiện tại để đảm bảo quyền của những người tham gia bảo hiểm, với những người nghỉ việc thì quyền lợi của họ sẽ bị ngắt quãng. Để nối tiếp quyền lợi thì người lao động có thể tự nguyện tham gia đóng nối tiếp bảo hiểm không? Nếu được thì thời gian tham gia như thế nào?

2. Nếu người lao động đang đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, nếu chuyển việc, ví dụ anh ta sẽ chuyển sang hộ gia đình đóng bảo hiểm thì có được khám tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tiếp hay không hay chuyển về y tế địa phương?

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: 1. Trường hợp khi đang tham gia đóng bảo hiểm tại đơn vị mà ngừng việc thì người lao động có thể mua bảo hiểm y tế hộ gia đình.

2. Trường hợp này bạn không đủ điều kiện để khám tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh nếu chuyển sang đóng bảo hiểm hộ gia đình. Trừ trường hợp bạn chuyển ngang sang doanh nghiệp khác mới có thể khám tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân.

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân bổ sung: Đây là băn khoăn thiết thực của người lao động, trước hết chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của anh bởi trong tình huống vừa rồi, sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự.

Ở đây liên quan đến hệ thống phân cấp bảo hiểm, mục tiêu cao nhất là đem lại sức khỏe cho người dân, câu hỏi này chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan liên quan để tìm cách tháo gỡ.

Ông Hồ Sỹ Tiến (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh): 1. Tôi xin hỏi các chuyên gia, trường hợp người lao động nghỉ việc không lý do thì có phải là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?

2. Thỏa ước lao động tập thể nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, nếu doanh nghiệp từ chối ký kết thỏa ước lao động tập thể thì bị xử lý thế nào?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Trước đây, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động khi muốn nghỉ việc thì phải nêu lý do và tuân thủ thời gian báo trước. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã có sự thay đổi, người lao động có thể nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do, chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động tùy theo loại hình hợp đồng lao động. Cụ thể, với hợp đồng không xác định thời hạn thì báo trước 45 ngày; hợp đồng có xác định thời hạn thì báo trước 30 ngày và hợp đồng dưới 12 tháng thì báo trước 3 ngày.

Ngoài ra, với những hợp đồng đặc thù như phi công, thuyền viên, nhân sự kỹ thuật cao thì thời hạn báo trước phải thực hiện dài hơn là 120 ngày để đơn vị, doanh nghiệp có thời gian tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự thay thế.

Nếu người lao động nghỉ việc không lý do liên tiếp 5 ngày mà không thực hiện báo trước thì quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc về người sử dụng lao động.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết dựa trên sự đàm phán, thương lượng giữa công đoàn và chủ sử dụng lao động.

Khi công đoàn đề nghị thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện đàm phán, thương lượng, những điều đàm phán, thương lượng được thì được đưa vào thỏa ước, sau khi ký kết hai bên buộc phải thực hiện vì Thỏa ước chính là bộ luật con trong doanh nghiệp.

Hiện không có quy định xử phạt doanh nghiệp từ chối ký kết Thỏa ước lao động tập thể vì Thỏa ước là sự thương lượng, đàm phán nhưng sau khi ký kết doanh nghiệp không thực hiện những quy định của Thỏa ước thì mới bị phạt. Câu chuyện ở đây là phải phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong việc đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động để ký kết Thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động.

Chị Hoàng Thị Hiến (Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị huyện Đông Anh): Thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào theo Bộ luật Lao động năm 2019? Công ty tôi vừa ký 1 thỏa ước lao động tập thể, nếu sau này có sự thay đổi về điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc thì có thể thay đổi nội dung trong Thỏa ước lao động hay không?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Tinh thần của Thỏa ước lao động tập thể đã được định nghĩa rõ, đó là thỏa thuận đạt được thông qua quá trình thương lượng và kết quả đó phải ghi bằng biên bản. Đó có thể là một quá trình của nhiều cuộc thương lượng, tuy nhiên mỗi cuộc thương lượng phải có biên bản. Khi muốn được thông qua phải xin ý kiến của người lao động trong doanh nghiệp, bao giờ trên 50% người lao động đồng ý thì mới được ký Thỏa ước lao động tập thể.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động"
Chị Hoàng Thị Hiến (Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh) đặt câu hỏi.

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 cũng có điểm mới là ngoài Thỏa ước lao động tập thể chung của toàn doanh nghiệp còn có nhiều Thỏa ước lao động theo ngành, theo đơn vị, tùy theo nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động để có thỏa ước nhất định. Thêm điểm mới nữa là nội quy quy định trong Thỏa ước lao động tập thể không được trái pháp luật, khuyến khích có lợi hơn cho người lao động.

Sau khi Thỏa ước lao động tập thể được ký kết phải công bố cho toàn thể người lao động được biết, thực hiện. Trong 1 doanh nghiệp chỉ có 1 Thỏa ước lao động tập thể để áp dụng cho toàn doanh nghiệp.

Về thời gian của Thỏa ước lao động hiện nay, ngoài thời hạn của toàn Thỏa ước thì từng nội dung trong Thỏa ước cũng có thể thương lượng về thời hạn của từng nội dung. Bên cạnh đó, chỉ được sửa đổi bổ sung thông qua việc 2 bên thương lượng nhưng tất cả đều phải thông quá hoạt động trao đổi, thỏa thuận, hỏi ý kiến và được sự đồng ý của cả 2 bên.

Chị Lê Thị Ngãi (xã Kim Chung): Tôi muốn hỏi, trường hợp người lao động khi đang nghỉ việc, đang chờ làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị tai nạn lao động thì có được hỗ trợ gì không? Ngoài ra, tôi muốn hỏi nếu đổi chứng minh thư từ 9 số sang thẻ căn cước công dân 12 số thì có phải bổ sung gì ở cơ quan bảo hiểm xã hội không?

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chuyên gia Tô Thị Kim Định

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Trong thời gian thất nghiệp thì bạn được hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm thất nghiệp. Ở trường hợp bạn chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm nhưng chẳng may bị tai nạn, trường hợp này bạn không tham gia đóng bảo hiểm nên sẽ không được hưởng các quyền lợi liên quan.

Về phần chứng minh thư có sự thay đổi thì theo quy định về cấp lại sổ bảo hiểm thì không cần cấp lại. Tuy nhiên, nếu bạn có sự thay đổi thì để cho đồng bộ bạn nên bổ sung ở cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chị Đỗ Thị Thanh Vân (Trường Tiểu học thị trấn Đông Anh): Trong trường hợp mẹ đang trong thời kỳ thai sản, con ốm, người cha có được hưởng chế độ con ốm hay không?

Một chuyên viên Bảo hiểm xã hội huyện trả lời: Khi mẹ đang trong chế độ thai sản, khi con ốm, người cha sẽ được hưởng theo chế độ ốm đau là nghỉ 20 ngày.

Anh Chu Mạnh Tùng (Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại Du lịch Đông Anh): Người lao động 55 tuổi đã làm thủ tục nghỉ hưu và nhận lương hưu thì doanh nghiệp có được tiếp tục tuyển dụng lao động đó làm việc hay không? Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh thì người lao động trong ngành nghề nặng nhọc độc hại có điều chỉnh tuổi hưu như vậy hay không?

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Người lao động đến tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện nghỉ hưu, sau khi nhận sổ hưu vẫn có thể tiếp tục làm việc hưởng lương tại doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu và người lao động vẫn đáp ứng được công việc.

Việc này do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận chứ pháp luật không cấm, thậm chí khuyến khích những người có chuyên môn, trình độ tiếp tục cống hiến.

Một công nhân (Khu Công nghiệp Thăng Long) hỏi: Khi tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019, công ty tôi không tìm thấy phần nội dung về lao động mùa vụ. Đề nghị chuyên gia hướng dẫn cho công ty tôi về những yêu cầu thực hiện công việc đối với lao động mùa vụ.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Với ý kiến này, theo tôi các bạn đang nhầm giữa loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng. Về loại hợp đồng, theo quy định mới có 2 loại hợp đồng là hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Còn thời hạn hợp đồng sẽ là thời gian mà doanh nghiệp ký với người lao động như 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 năm…

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân bổ sung: Như vậy, có thể hiểu là hợp đồng lao động mùa vụ mà các anh chị trước đây tham gia chính là hợp đồng tạm thời, có thể ký vào bất cứ thời gian nào tùy theo công việc.

Đang giao lưu trực tuyến: Bộ luật Lao động và những điểm mới áp dụng từ năm 2021
Chị Lê Thị Bé (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương) đặt câu hỏi.

Chị Phạm Thị Ánh (Trường Mầm non Tiên Dương): Chồng tôi sinh năm 1968, sau đó bị tai biến và phải xin về hưu sớm. Thời điểm về hưu chồng tôi 53 tuổi, đã đóng bảo hiểm được 31 năm 5 tháng. Khi đi giám định, chồng tôi được kết luận đã mất 81% sức khỏe, không thể tham gia lao động tiếp. Tuy nhiên, khi tính tuổi về hưu chồng tôi lại bị trừ 14% và chỉ còn 56% để hưởng lương hưu. Xin các chuyên gia giải đáp cho tôi về vấn đề này.

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Nếu như thời điểm bị tai biến chồng bạn không bị suy giảm sức khỏe 81% thì sẽ không đủ điều kiện về tuổi để được về hưu. Vì vậy, theo quy đinh, khi chồng bạn nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm sẽ bị trừ 2% tiền lương hưu.

Chị Đỗ Thị Mai (Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu): Tôi xin chuyên gia giải đáp một số thắc mắc sau: Thứ nhất, đối với người lao động đã thừa năm công tác và năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu (do sức khỏe yếu không lao động tiếp được) thì được tính chế độ nghỉ hưu như thế nào? Thứ hai, nếu nghỉ hưu và lĩnh tiền theo chế độ "một cục" thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Chuyên gia Tô Thị Kim Định: Theo Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 135 năm 2020 của Chính phủ, tuổi nghỉ hưu được quy định như sau: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ bắt đầu từ năm 2021 với độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình này kết thúc vào năm 2028 (nghỉ hưu ở độ tuổi 62) đối với lao động nam và năm 2035 (nghỉ hưu ở độ tuổi 60) đối với lao động nữ.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động"
Chị Đỗ Thị Mai (Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu) đặt câu hỏi.

Tại Khoản 3, Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chị Lê Thị Bé (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương): Thời gian nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng, nhưng mới nghỉ 4 tháng tôi đã quay lại làm việc. Xin hỏi chuyên gia trong thời gian 2 tháng thai sản còn lại tôi có thể vừa nhận lương của doanh nghiệp vừa tiếp tục được hưởng chế độ thai sản hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bạn hoàn toàn có thể đi làm sớm so với thời gian nghỉ thai sản nếu như bạn có đủ sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý. Trong thời gian này, bạn được hưởng lương do doanh nghiệp trả, đồng thời vẫn được tiếp tục hưởng chế độ thai sản.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động"
Ông Ngô Quang Khánh - Đại diện Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng quà công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Một người lao động (Trường Tiểu học Xuân Canh) hỏi: Người lao động khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì có được hưởng bảo hiểm y tế không? Trên thẻ bảo hiểm y tế có ghi thời hạn 5 năm liên tục khi đi khám điều trị nội trú thì được quyền lợi gì?

Chuyên viên Đỗ Quang Ánh (Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh): Theo quy định của pháp luật, những trường hợp được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến bao gồm: khám đúng nơi đăng ký ban đầu; khám cấp cứu tại bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào; khám bệnh có giấy chuyển tuyến từ tuyến dưới lên lên trên theo phân cách; khám chữa bệnh tại nơi khám chữa bệnh thông tuyến; khám trong thời gian đi công tác học tập tập trung tại cơ sở khám chữa bệnh địa phương.

Ngoài 5 trường hợp trên được gọi là khám chữa bệnh trái tuyến. Người khám bệnh trái tuyến sẽ được hưởng quyền lợi cụ thể như: Hưởng 100% tại cơ sở y tế tuyến huyện hoặc trung tâm y tế có điều trị bệnh nhân nội trú; 100% tại tại các bệnh viện tuyến tỉnh kể từ 1/1/2021 (bảo hiểm y tế được thông tuyến tỉnh); được thanh toán 40% khi đi khám chữa bệnh tuyến trung ương. Nếu khám chữa bệnh ngoại trú thì không được thanh toán tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.

Về vấn đề thẻ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, người lao động đủ điều kiện tham gia 5 năm liên tục trở lên không ngắt quáng thì sẽ được hưởng quyền lợi 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế, số tiền chi trả lớn hơn 6 tháng lương tối thiểu và đi khám đúng tuyến.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động"
Ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động.

Chị Mai Thị Thu Thảo (Trường Mầm non Hoa Lâm): 1. Một gia đình có 4 người, tuy nhiên vợ và 2 con tham gia bảo hiểm y tế tại trường học, người chồng lao động làm ruộng chưa tham gia bảo hiểm y tế. Vậy thì người chồng có được hưởng chế độ của 4 người trong gói bảo hiểm xã hội của gia đình hay không?

2. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau 25 năm có phải đóng tiếp hay không?

Chuyên gia Tô Thị Định: Chồng bạn là người đầu tiên tham gia mức đóng bảo hiểm y tế tại gia đình, do vậy không được hưởng chế độ của 4 người trong gói bảo hiểm xã hội của gia đình.

Đối với câu hỏi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau 25 năm thì đây là điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, còn càng tham gia đóng bảo hiểm xã hội càng lâu thì càng Do vậy, nếu bạn vẫn đang tham gia công tác ở đơn vị mà chưa đến tuổi về hưu là bắt buộc phải đóng tiếp.

Một bạn đọc hỏi: Một người lao động làm việc về cơ khí, được công ty cử ra nước ngoài tham gia hội chợ và giới thiệu sản phẩm của công ty nhưng trong quá trình làm việc bị tai nạn ở nước ngoài. Trường hợp này có được xem là tai nạn Lao động không, người lao động này có được thanh toán chi phí khám chữa bệnh ở nước ngoài không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung: Trường hợp này là tai nạn lao động. Vì là tai nạn lao động nên đương nhiên việc chịu toàn bộ các chi phí điều trị là doanh nghiệp phải chịu. Thời gian người lao động nghỉ thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương. Trường hợp người lao động sau điều trị về nước thì cơ quan sử dụng căn cứ vào suy giảm sức khỏe để bồi thường sao cho phù hợp.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động"
Chị Nguyễn Thị Hải (Trường Tiểu học Xuân Canh) đặt câu hỏi.

Anh Đinh Văn Hùng (Tập đoàn Thành Công): Người lao động phải tham gia nghĩa vụ quân sự và phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Vậy, thời gian tạm hoãn có được tính vào thời hạn của hợp đồng lao động không?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thời gian tạm hoãn sẽ không tính vào thời hạn của hợp đồng.

Chị Ngô Thị Thanh Huyền (Trường Mầm non tuổi thơ): Xin chuyên gia cho biết, nữ giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì có được nghỉ bù không? Chế độ nghỉ và hưởng bảo hiểm xã hội dưỡng sức sau sinh như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Đây là vấn đề nhiều cô giáo quan tâm, tuy nhiên ở trường hợp này tôi xin khẳng định là không được nghỉ bù.

Chuyên gia Tô Thị Kim Định bổ sung: Về chế độ dưỡng sức sau thai sản, sau khi hưởng hết chế độ thai sản nhưng bạn thấy sức khỏe vẫn yếu thì có thể thực hiện như sau, nếu sinh thường có thể được nghỉ 7 ngày, sinh mổ sẽ được nghỉ 10 ngày.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

(LĐTĐ) Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

(LĐTĐ) Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ sống còn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và phát triển tổ chức Công đoàn.
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 95 năm vẻ vang đồng hành cùng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tại thời khắc đặc biệt chúng ta nhớ đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về một số kết quả nổi bật mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng về đổi mới tổ chức, hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống và kinh nghiệm 95 năm xây dựng và phát triển, để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, với sự lên ngôi của mạng xã hội, phương thức tuyên truyền, cách thức truyền thông như nào đối với các lĩnh vực nói chung, tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội quan tâm.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), 30 năm thành lập Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố với nhiều nội dung thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động