Giữ lửa âm nhạc cổ truyền trong dòng chảy hiện đại

(LĐTĐ) Trước những đổi thay của cuộc sống, âm nhạc cổ truyền Việt Nam đang đứng trước tình trạng bị mai một và thậm chí có thể biến mất. Việc tìm ra một giải pháp để bảo tồn món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt đang là một bài toán nan giải.
Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc Hồi sinh âm nhạc cổ truyền

Nhạc cổ truyền Việt Nam là loại nhạc có lịch sử lâu đời, là âm nhạc mang nét đặc trưng của các dân tộc Việt. Đó không chỉ là cả một kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú mà còn là bản sắc văn hóa của đất nước, được đúc kết trải dài hàng chục thế kỷ, hình thành theo tiến trình phát triển của từng dân tộc.

Giữ lửa âm nhạc cổ truyền trong dòng chảy hiện đại
Ảnh minh họa. (Ảnh chụp trước khi xảy ra dịch Covid-19)

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú và đa dạng bởi nhiều thể loại khác nhau, có thể kể đến như tuồng, chèo, ca trù, hát xoan, quan họ, hát lượn… ở miền Bắc. Những người con miền Trung da diết với những điệu hò, ví, dặm, Nhã nhạc cung đình Huế. Người dân Nam Bộ lại được tưới mát tâm hồn với cải lương, tân cổ... Ngoài ra, ta còn bắt gặp âm nhạc cổ truyền qua giai điệu của những câu hát ru, những bài đồng dao, những thể loại ca nhạc trong nghi thức cúng lễ, tang ma,...

Mỗi thể loại lại mang một nét đặc sắc riêng, thuộc nhiều thời đại khác nhau và mang tính đa sắc tộc. Để thể hiện được âm nhạc truyền thống, người ta cũng sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau như đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh... Có những loại nhạc cụ chuyên dùng cho 1 loại hình âm nhạc, cũng có những nhạc cụ dùng cho nhiều loại hình âm nhạc.

Âm nhạc cổ truyền của Việt Nam không chỉ là một phương tiện để người ta bày tỏ tâm tư tình cảm, để có thêm ý chí và sức mạnh trong lao động mà còn để giáo dục cho con cháu về truyền thống của ông cha, về đạo lý làm người. Đặc biệt ở chỗ, đó còn là một hình thức để giao tiếp, để thể hiện những ước mơ về hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai.

Thế nhưng, trước sự phát triển về nhiều mặt trong đời sống xã hội, nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều thách thức bị mai một, lãng quên. Thể loại Nhã nhạc Cung đình Huế, Quan họ, Ca trù, hát Xoan, Đờn ca tài tử, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tuy được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhưng những loại hình nghệ thuật cổ này ít nhận được sự chú ý, đặc biệt là giới trẻ. Và cùng với dòng chảy của thời gian, thị trường âm nhạc Việt Nam đã bước qua những lối rẽ khác nhau. Cùng với nó, văn hóa của người nghe nhạc cũng có sự thay đổi nhất định.

Cách đây hơn 10 năm, văn hóa Hàn Quốc đã được quảng bá tại Việt Nam. Khởi đầu là những mặt hàng tiêu dùng, thời trang và đặc biệt là âm nhạc. Thông qua những nhóm nhạc K-pop với những bài hát cùng ca từ bắt tai,… cho đến tận bây giờ, âm nhạc Hàn Quốc vẫn chiếm một vị trí lớn trong lòng các bạn trẻ Việt. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn các ca sĩ trẻ Việt Nam hiện nay cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ làn sóng âm nhạc Hàn Quốc ở cả về phong cách âm nhạc, phong cách thời trang và cả phong cách trong những video âm nhạc của mình.

Ngoài ra, nhạc trẻ cũng là một trong những loại hình âm nhạc đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta. Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện đại và phát triển ở nhiều thể loại như Pop, Ballad, R&B, Hiphop… Tuy nhiên, vì mải chạy theo thị trường mà nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Một số bạn trẻ còn coi đó chính là niềm vui của họ và dùng mọi cách để bảo vệ trước mọi sự lên án về loại âm nhạc chứa đầy những từ ngữ tục tĩu và thiếu đi tính giáo dục.

Nhưng bên cạnh đó, cũng nhiều ca sĩ đã lựa chọn việc tận dụng những giá trị văn hóa cổ truyền dân gian để đưa vào các sản phẩm âm nhạc của mình. Không thể không kể đến sự thành công vang dội của Hoàng Thùy Linh với một album gồm các ca khúc mang bản sắc dân tộc và hình tượng văn học, trong đó có hai ca khúc nổi tiếng, từng gây sốt cộng đồng mạng là Để Mị nói cho mà nghe và Tứ Phủ. Trước đó, cô cũng bén duyên với chất liệu văn hóa Việt Nam qua ca khúc mang đậm âm hưởng dân gian Bánh trôi nước của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, đưa hình tượng Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương vào âm nhạc đương đại.

Tuy vậy, đó vẫn là chưa đủ khi âm nhạc cổ truyền Việt Nam vẫn đang đứng trước tình trạng mai một. Nhiều lần tiếng chuông cảnh báo về tình trạng này đã được gióng lên, bởi vậy việc cần làm trước nhất đó là tìm ra một giải pháp mang tính khoa học, bài bản để có chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền các dân tộc Việt Nam trong bối cảnh mới.

Mới đây, vào tháng 7/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam về việc xây dựng Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam. Theo đó, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam sẽ kiện toàn, hoàn thiện Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Âm nhạc phản ánh trình độ phát triển cũng như nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa của các dân tộc sở hữu nó. Việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền là việc làm có ý nghĩa quan trọng để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, của đất nước./.

Phương Linh

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động