“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống

(LĐTĐ) Trong thời buổi các loại hình giải trí thời thượng lấn át, thì điều đáng mừng là vẫn còn không ít nghệ nhân đang âm thầm “giữ lửa” những tinh túy văn hóa phi vật thể. Không ồn ào, náo nhiệt nhưng họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy lại các di sản văn hóa đó tới thế hệ kế cận.
Dư âm thời vàng son của nghệ thuật truyền thống Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống

“Giữ lửa” bằng cách truyền nghệ

Hà Nội là nơi hội tụ, chắt lọc và chuyên nghiệp hóa nhiều môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, như: Chèo, cải lương, tuồng, hát xẩm, ca trù... Đây chính là nền móng cho sự phát triển nghệ thuật phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, có một điều mà ít người đề cập đến là vai trò của người “giữ lửa”. Đó là những nghệ nhân luôn mong muốn gìn giữ vẹn nguyên hồn cốt tinh hoa những di sản văn hóa phi vật thể mà họ đã gắn bó gần như cả cuộc đời.

“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng của người Mường trở thành điểm nhấn đặc sắc trong các lễ hội. (Ảnh chụp thời điểm chưa diễn ra dịch lần thứ 4). Ảnh: Giang Nam

Trong dịp đến huyện Đan Phượng để tìm hiểu về những lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch của vùng đất này, tôi tình cờ được biết đến loại hình nghệ thuật dân gian Chèo tàu chỉ có ở Tân Hội. Ở vùng Tân Hội, có thể dễ dàng cảm nhận được Chèo tàu như ngấm vào máu, vào thịt mỗi người dân. Từ những trẻ mới lớn, cho đến người trưởng thành và cả những cụ già vẫn có niềm đam mê, yêu những làn điệu mượt mà, những câu ca sâu lắng.

Nghệ nhân Ðông Sinh Nhật - người nổi tiếng khắp Tân Hội như là một “đạo diễn” cho các hội diễn văn hóa văn nghệ quần chúng của xã chia sẻ, hát Chèo tàu đã có từ khoảng những năm 1683. Thuở xưa, do đây là điệu hát thiêng nên phải cách quãng 25 năm người dân mới mở hội hát một lần, mỗi lần hội hát được mở lại kéo dài trong vòng một tháng.

Hay và đặc sắc, song việc lưu giữ Chèo tàu cũng gặp khó khăn bởi việc học hát Chèo tàu chủ yếu qua hình thức truyền miệng, bởi không có sách nào ghi lại những lời ca, điệu hát. Vậy nên, xưa Chèo tàu có hàng trăm làn điệu nhưng hiện nay, dù các nghệ nhân dân gian trong vùng đã nỗ lực sưu tầm nhưng cũng chỉ lưu giữ chính xác về ngôn ngữ và cách hát khoảng trên 20 làn điệu, trong đó có nhiều bài được trình diễn tương đối phổ biến như “Hát bỏ bộ”, “Hát ví”...

Theo tìm hiểu, để Chèo tàu được thịnh hành như hiện tại, ngoài sự đóng góp của các cao niên trong việc lưu giữ thì việc sưu tầm và truyền thụ điệu hát phải kể đến các ông Đông Sinh Nhật, Nguyễn Hữu Yến, bà Ngô Thị Thu, bà Nguyễn Thị Tuyết và bà Nguyễn Thị Lệ Thủy… với sự tâm huyết của mình, những nghệ nhân này đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Tây (cũ) nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sưu tầm, ghi âm bài hát dân gian trong quần chúng rồi học, đối chiếu để hát cho chuẩn.

Sau nhiều năm trăn trở, bằng sự cống hiến vô tư, các ông bà trên đã thành lập Câu lạc bộ hát Chèo tàu Tân Hội nhằm khôi phục làn điệu Chèo tàu cổ, phục dựng lễ hội hát. Từ 20 người ban đầu, sau một thời gian hoạt động, số hội viên câu lạc bộ đã tăng dần.

Cũng như loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Chèo tàu, đã có những lúc tưởng chừng cồng chiêng của người dân tộc Mường ở xã Tiến Xuân (Thạch Thất) bị mai một. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nhiệt huyết của những nghệ nhân trong vùng, cho đến nay loại hình nghệ thuật này vẫn được duy trì và phát triển.

Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn - người thành thạo cách chơi, thuộc nhiều điệu hát về cồng chiêng bậc nhất trong vùng kể, khi hợp nhất từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về với Hà Nội, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân dường như đã “quên” mất nét văn hóa đặc sắc này. Các bộ chiêng, các bài hát, làn điệu cũng tứ tán, rải rác ở một số ít các gia đình trong vùng.

Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện. Đặc biệt, với mong muốn khơi dậy và quảng bá văn hóa cồng chiêng một cách sâu rộng hơn, bà Thìn đã đứng ra vận động các chị em trong đội văn nghệ ở các thôn thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng.

Về phía chính quyền xã Tiến Xuân cũng như huyện Thạch Thất đã xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật vùng dân tộc thiểu số, trong đó có cồng chiêng, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, từ năm 2010 đến nay, địa phương liên tục mở các lớp dạy cách sử dụng cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Mường của 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Các thôn của cả 3 xã cũng được chính quyền hỗ trợ mua sắm nhiều bộ cồng chiêng. Hiện những người dân trong vùng, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết đến loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Những nỗi niềm trăn trở

Phải khẳng định, các loại hình diễn xướng văn hóa phi vật thể kể trên đều mang đậm bản sắc riêng có ở những vùng ngoại thành Hà Nội. Tất cả đều đang rất cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, ở câu chuyện này, nếu nhìn rộng ra có thể thấy, các hoạt động khôi phục những loại hình nghệ thuật truyền thống bước đầu đều xuất phát hoàn toàn nhờ vào sự tự nguyện và niềm đam mê của các cá nhân. Và để tạo “sức bật” thì còn cần sự quan tâm của các cấp chính quyền khi ưu tiên tạo các điều kiện ủng hộ về vật chất và tinh thần để các hội, nhóm, câu lạc bộ phát triển.

Đây là điều rất đáng ghi nhận, dù vậy, hiện các loại hình nghệ thuật cũng như những nghệ nhân dân gian dù đã có sự quan tâm song đãi ngộ vẫn chưa xứng đáng. Nói cách khác, hiện vẫn còn nhiều nghệ nhân theo đuổi và duy trì các loại hình nghệ thuật nhờ cái tâm và niềm tin “thắp lửa” lại thời hoàng kim của nghệ thuật diễn xướng vào tương lai. Trường hợp ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) là ví dụ điển hình.

“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng của người Mường. Ảnh: Giang Nam

Suốt nhiều năm nay ông Nguyễn Văn Dậu luôn tâm niệm nghệ thuật là sự lưu truyền và tiếp nối. Ông là đời thứ 5 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật rối nước giật dây ở làng Chàng. Năm 1985, sau khi về hưu, ông Dậu quyết tâm khôi phục phường rối nước Chàng Sơn. Để thành lập lại phường rối, ông Dậu đã dày công thuyết phục những người thân trong gia đình, bạn bè yêu nghệ thuật tham gia phường rối.

Quá trình khôi phục ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, các thành viên trong phường rối đã dốc hết tâm sức đục đẽo, tạo tác những con rối mới. Bản thân ông Dậu trong nhiều tháng cũng rong ruổi khắp làng trên, xóm dưới, gặp nhiều người để tìm hiểu, sưu tầm những tích trò rối nước bị mai một sau nhiều năm bị quên lãng. Nhờ sự quyết tâm “giữ lửa” này đến nay phường rối đã được khắp xa gần biết đến.

Hiện tại, trăn trở lớn nhất của ông Dậu là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Kinh phí hoạt động của phường rối hoàn toàn do các thành viên tự thân đóng góp, lẽ dĩ nhiên, nếu kinh phí hạn hẹp sẽ kéo theo không ít những nghệ nhân phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Trước những khó khăn của ngoại cảnh, ông Dậu cùng các nghệ nhân phường rối luôn tích cực vận động con cháu tham gia duy trì nghệ thuật múa rối nước đặc sắc của làng với hy vọng thông qua gìn giữ thì tương lai tinh hoa rối nước Chàng Sơn sẽ không mờ phai.

Khách quan nhìn nhận, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp hay để bảo tồn những giá trị văn hóa kể trên. Chẳng hạn, xây dựng các tour du lịch diễn xướng dân gian hướng tới đối tượng du khách quốc tế; tăng cường truyền dạy các loại hình nghệ thuật vào lớp trẻ thông qua trường học; chủ động phổ biến các loại hình nghệ thuật một cách rộng rãi trong chính cộng đồng bản địa… tất cả những giải pháp này là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nên chăng các ngành chức năng cũng cần quan tâm hơn đến các nghệ nhân - những người đang từng ngày “truyền lửa”, lưu giữ nét đặc sắc của các loại hình này đến thế hệ kế cận. Khi không quá nặng gánh với nỗi lo “cơm áo” tin chắc rằng ngọn lửa truyền lưu nghệ thuật sẽ bùng cháy và lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2024: Tôn vinh mùa thu lịch sử

(LĐTĐ) Tối 20/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”.
Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

Bắc Từ Liêm triển khai Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024

(LĐTĐ) Quận ủy Bắc Từ Liêm vừa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch 208-KH/QU ngày 12/9/2024 về tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2024.
Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

Hiệu quả từ trông giữ xe không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thời gian qua, dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội đã nhận được phản hồi tích cực của người dân nhờ tính minh bạch, công khai... Từ hiệu quả đó, thành phố Hà Nội sẽ quyết liệt đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tĩnh.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động