Gỡ khó để vận tải hành khách công cộng phát triển
Nỗ lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức Sớm phát triển làn đường dành riêng cho xe buýt |
Đối mặt với nhiều khó khăn
Tại Hà Nội, hệ thống xe buýt Thủ đô đang ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Với chính sách hỗ trợ cho phát triển vận tải hành khách công cộng, những năm qua, xe buýt Hà Nội đã gia tăng nhanh về số đầu tuyến, phương tiện và năng lực cung ứng, từng bước xây dựng hình ảnh thân thiện với người dân.
Hiện các loại hình vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội ngày càng được đồng bộ, phát triển. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025 đáp ứng được 30-35% nhu cầu đi lại của người dân. Đến nay hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội đã trở thành hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức bao gồm: Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT (Bến xe Kim Mã - Yên Nghĩa) và 144 tuyến và nhánh tuyến xe buýt.
Theo kế hoạch đến hết năm 2022, mạng lưới xe buýt có tổng số 154 tuyến buýt trên địa bàn Thành phố (trong đó có 10 tuyến xe buýt CNG, 9 tuyến xe buýt điện, 1 tuyến buýt BRT), mạng lưới vận tải hành khách công cộng tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%; 510/579 số xã, phường thị trấn đạt 88,1%; 65/75 bệnh viện đạt 87%; 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông đạt 67%; 27/27 các khu công nghiệp lớn đạt 100%; 33/37 các khu đô thị đạt 89,2%; 22/24 làng nghề đạt 91,6%, 23/25 khu di tích lịch sử văn hoá khu du lịch đạt 92%.
Vận tải hành khách công cộng của Thành phố cũng đặt mục tiêu kết nối với 7 tỉnh thành lân cận gồm Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Qua đánh giá bước đầu, hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn được nhân dân đồng tình ủng hộ, đem lại lợi ích xã hội lớn, không chỉ giúp giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội văn minh hiện đại, tạo thói quen khi tham gia giao thông của người dân từ phương tiện cá nhân sang sử dụng giao thông công cộng.
Cùng với kết quả đạt được, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội cũng chỉ ra, hiện vận tải hành khách công cộng Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Thành phố đang trong quá trình đầu tư xây dựng, dẫn đến hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ.
Chẳng hạn, hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng có 5 điểm trung chuyển nội bộ của mạng lưới xe buýt và 12,9km đường dành riêng cho xe buýt dẫn tới chưa phát huy, tận dụng được lợi thế năng lực cung ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng và chi phí đi lại so với phương tiện cá nhân.
Thêm nữa, việc kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng nhằm thu hút và trung chuyển hành khách tại các khu dân cư, tối ưu hóa năng lực của hệ thống vận tải hành khách công cộng vẫn đang tồn tại bất cập, có thể kể đến như thiếu kết nối các phương thức vận tải sức chứa nhỏ như xe mini buýt, xe đạp công cộng để hỗ trợ hệ thống vận tải hành khách công cộng sức chứa lớn. Ngoài ra, hạ tầng trông giữ phương tiện cá nhân tại các nhà ga, các điểm trung chuyển còn hạn chế đã và đang trực tiếp dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống giao thông công cộng.
Bên cạnh những bất cập trên, theo tìm hiểu, hệ thống vé đang áp dụng cho vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội là khác nhau cho mỗi loại hình. Ví dụ, mạng lưới tuyến xe buýt (xe buýt thường, xe buýt BRT, buýt CNG) đang áp dụng vé giấy, xe buýt điện do công ty Vinbus vận hành áp dụng hệ thống vé điện tử.
Trong khi đó, với đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội lại đang áp dụng hệ thống vé điện tử. Việc mỗi dự án sử dụng những công nghệ khác nhau đã cho thấy vận tải hành khách công cộng chưa có hệ thống vé điện tử liên thông duy nhất, điều này cũng gây khó khăn nhất định cho người tham gia giao thông công cộng.
Đồng bộ các giải pháp
Thực tế cho thấy, để vận tải hành khách công cộng tăng tính hấp dẫn đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách nhất quán, kể cả về cơ chế tài chính; phải ưu tiên đặc biệt về hạ tầng, các điểm đầu - cuối của tuyến; bố trí quỹ đất tại các điểm tiếp cận để người dân gửi xe máy rồi đi xe buýt hoặc tàu điện. Các tuyến đường đủ rộng (từ 3 làn xe) cần nghiên cứu bố trí làn đường riêng cho xe buýt…
Theo chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa, giảng viên Trường Đại học Giao thông Vận tải, để tăng tính hấp dẫn của vận tải hành khách công cộng thì cần ưu tiên phương tiện vận tải công cộng có sức chứa lớn và hạn chế phương tiện cá nhân. Đây chính là giải pháp trọng tâm để giảm ùn tắc giao thông.
Chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa cũng chia sẻ, hiện việc phát triển phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam đang còn rất chậm. Hiện nay, loại hình phương tiện công cộng được phát triển đáng kể nhất chỉ có xe buýt. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phương tiện cá nhân, nhất là xe máy lại đang đang phát triển bùng nổ. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
Ảnh: Đinh Luyện |
Chung quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, cho biết, vừa qua đơn vị đã có văn bản kiến nghị tới Thành phố và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiên trì chủ trương ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng sao cho hành khách khi sử dụng phương tiện công cộng được thuận tiện, tiếp cận an toàn và đi nhanh hơn khi sử dụng xe cá nhân…
Ở góc độ đơn vị quản lý, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, để hướng tới mục tiêu vận tải hành khách công cộng của Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu đi lại của người dân, Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của người dân cùng chung sức đồng lòng phát triển vận tải hành khách công cộng.
Hà Nội xác định sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Thành phố cũng luôn xác định đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao. Trong đó, nổi bật là tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ ngày 6/11/2021.
Cùng đó, Hà Nội tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025, số lượng phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34